(vhds.baothanhhoa.vn) - Mục đích của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Với ý nghĩa đó, quá trình xây dựng NTM Đông Sơn luôn chú trọng đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đông Sơn: Đẩy mạnh sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân

Mục đích của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Với ý nghĩa đó, quá trình xây dựng NTM Đông Sơn luôn chú trọng đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đông Sơn: Đẩy mạnh sản xuất nâng cao thu nhập cho người dânVườn mẫu cho thu nhập cao của hộ dân ở xã Đông Văn (Đông Sơn).

Để nâng cao mức sống cho người dân, Đảng bộ, chính quyền huyện Đông Sơn luôn chú trọng khai thác lợi thế của địa phương, đẩy mạnh phát triển sản xuất. Vì thế, tốc độ tăng trưởng sản xuất những năm gần đây luôn đạt hơn 18% (đứng thứ 5 toàn tỉnh). Nếu năm 2011 thu nhập đầu người mới đạt 13,6 triệu đồng/năm, năm 2018 đạt 43,5 triệu đồng thì đến năm 2022 đạt 54,68 triệu đồng. Theo đó tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,34% (thấp thứ 2 toàn tỉnh)...

Có được kết quả trên, trong sản xuất huyện luôn chú trọng phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đồng thời tích cực đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi lúa vụ xuân sang 100% trà xuân muộn, 90% trà mùa sớm. Cùng với đó là việc chủ động phối hợp với các công ty đưa vào sản xuất các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó còn tích cực tích tụ tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao vượt kế hoạch tỉnh giao. Nhiều mô hình sản xuất được hỗ trợ, đầu tư phát triển, mở rộng, xây dựng 17 cánh đồng mẫu lớn với diện tích 563 ha có hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định theo chuỗi giá trị và 11 mô hình nhà màng, nhà lưới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao rau, củ, quả, hoa theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ kết hợp tưới nước tiết kiệm với diện tích trên 3 ha, thu nhập đạt trên 800 triệu đồng/ha/năm. Có 50 hộ sản xuất nấm ăn thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/hộ/năm, có 3 HTX sản xuất rau an toàn áp dụng tiêu chuẩn VietGAP... Một số mô hình trồng thanh long ruột đỏ, bưởi Diễn, ổi tứ quý, dược liệu như: đinh lăng, cà gai leo, hoa hòe, trồng hoa lan, hoa đồng tiền trong nhà màng đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất góp phần giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu và sức khỏe người tiêu dùng, giá trị thu nhập trên 300 triệu đồng/ha/năm.

Đến nay Đông Sơn đã có 43 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm theo chuỗi: chuỗi lúa gạo; chuỗi rau, củ, quả; chuỗi thịt gia súc, gia cầm và chuỗi thủy sản. Chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung, trang trại, gia trại, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, chú trọng chăn nuôi con đặc sản như: gà ri, gà lai chọi, chim bồ câu Pháp, cùng với các giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng, cá quả; chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ, trồng cỏ vỗ béo cho bò; nuôi con đặc sản: vịt trời, chim trĩ, chim bồ câu, ba ba, nhím... Đặc biệt là việc thu hút 12 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có 3 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn từ 3.000 đến 6.000 lợn thịt và 300 lợn nái/năm, theo hình thức chăn nuôi công nghiệp tiên tiến. Do đó thu nhập của người dân không ngừng tăng cao. Không những thế, các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp từng bước được đổi mới và phát huy hiệu quả, nhất là các HTX sản xuất nông nghiệp phục vụ hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ nông nghiệp ngày càng cao của địa phương...

Bài và ảnh: Vũ Đức



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]