(vhds.baothanhhoa.vn) - Xã Quảng Trường là một trong những địa phương nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói truyền thống ở huyện Quảng Xương. Trải qua biết bao thăng trầm, nghề dệt chiếu vẫn được lưu truyền và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Duy trì và phát triển nghề dệt chiếu cói ở Quảng Trường

Xã Quảng Trường là một trong những địa phương nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói truyền thống ở huyện Quảng Xương. Trải qua biết bao thăng trầm, nghề dệt chiếu vẫn được lưu truyền và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Duy trì và phát triển nghề dệt chiếu cói ở Quảng Trường

Ông Phạm Văn Dũng luôn tâm huyết gìn giữ, phát triển nghề truyền thống ông cha để lại.

Với quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống cha ông để lại, trong nhiều năm qua ông Phạm Văn Dũng ở thôn Châu Sơn, xã Quảng Trường vẫn tâm huyết với nghề. Ông Dũng chia sẻ: “Nghề dệt chiếu cói ở quê tôi có những giai đoạn dần mai một, sa sút vì dệt thủ công bằng tay nên hiệu quả không cao, hàng hóa không cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp cùng loại. Nhiều hộ gia đình đã phải bỏ nghề dệt chiếu để chuyển sang sinh sống bằng nghề khác. Làm gì để vực lại nghề, đó là câu hỏi luôn thường trực trong tôi”.

Năm 2005, ông Dũng đã mạnh dạn đầu tư vốn mua máy dệt chiếu để mở rộng sản xuất và thành lập Công ty TNHH Dũng Châu chuyên mua bán, sản xuất chiếu cói và lắp đặt máy dệt chiếu. Lao động phục vụ nghề dệt chiếu máy chủ yếu là chị em phụ nữ, phần lớn họ tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm chiếu. Hiện nay, công ty tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho 40 lao động địa phương với mức lương từ 3 đến 10 triệu đồng người/tháng.

Duy trì và phát triển nghề dệt chiếu cói ở Quảng Trường

Nghề dệt chiếu cói đã giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 700 lao động địa phương.

Chị Nguyễn Thị Phượng ở thôn Trường Thành, xã Quảng Trường (Quảng Xương) cho biết: Nghề dệt chiếu cói đã tạo việc làm và mang lại thu nhập cho gia đình tôi cũng như nhiều phụ nữ trong và ngoài xã. Với mức lương khoán 170.000 đồng/ngày, thời gian làm việc 8 tiếng, nếu chịu khó làm đầy đủ thì thu nhập của tôi được 5,1 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, xã Quảng Trường có 7,2 ha diện tích đất trồng cói, sản lượng đạt trên 700 tấn/năm. Trong những năm qua để nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cói, xã Quảng Trường đã khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ gia đình đầu tư vốn để mua mới, cải tạo máy dệt chiếu, nâng cao năng suất, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Duy trì và phát triển nghề dệt chiếu cói ở Quảng Trường

Công suất một máy dệt chiếu dệt được khoảng 35 đến 40 đôi/ngày, năng suất tăng gấp nhiều lần so với làm thủ công truyền thống.

Đến nay, với trên 120 máy dệt chiếu, nghề dệt chiếu xã Quảng Trường đã giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 700 lao động địa phương. Công suất một máy dệt chiếu dệt được khoảng 35 đến 40 đôi/ngày, năng suất tăng gấp nhiều lần so với làm thủ công truyền thống. Để tạo thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều hộ dân xã Quảng Trường đã đầu tư cơ sở vật chất, chuyển sang làm chiếu chất lượng cao như: chiếu in màu, in hoa, chiếu đặt có giá thành cao hơn.

Chiếu cói Quảng Trường không chỉ thu hút khách hàng trong tỉnh mà còn được các tư thương thu gom và đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh ngoài. Sản phẩm chiếu cói xã Quảng Trường đẹp và bền bởi chất lượng nguyên liệu và kĩ thuật dệt chiếu của người dân địa phương. Nhờ phát triển mạnh nghề dệt chiếu nên góp phần ngày càng nâng cao đời sống của người dân xã Quảng Trường, đưa bình quân đầu người của xã đến năm 2021 đạt trên 62 triệu đồng/ người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,25 %.

Duy trì và phát triển nghề dệt chiếu cói ở Quảng Trường

Sản phẩm chiếu cói xã Quảng Trường đẹp và bền bởi chất lượng nguyên liệu và kĩ thuật dệt chiếu của người dân địa phương.

“Để nghề trồng cói, dệt chiếu của địa phương ngày càng duy trì và phát triển bền vững, xã Quảng Trường tiếp tục vận động Nhân dân chuyển đổi những diện tích cấy lúa năng suất thấp sang trồng cói; thực hiện công tác đổi điền dồn thửa tạo thuận lợi cho việc thâm canh cây cói; hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ được tiếp cận nhanh với các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư máy móc, mở rộng quy mô sản xuất, đưa nghề dệt chiếu cói là một trong những nghề chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương", Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Trường Lê Anh Đức cho biết.

Thu Thủy


Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]