(vhds.baothanhhoa.vn) - Sự việc hơn 31 học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) bị ngộ độc khiến 17 em phải nhập viện, 14 trường hợp nhẹ hơn được cho về nhà theo dõi hôm 22-3 vừa qua và nhiều vụ việc khác thời gian gần đây đã gióng lên hồi chuông về việc giáo dục học sinh cảnh giác với những món quà từ người lạ.

Giáo dục học sinh cảnh giác với những món quà từ người lạ

Sự việc hơn 31 học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) bị ngộ độc khiến 17 em phải nhập viện, 14 trường hợp nhẹ hơn được cho về nhà theo dõi hôm 22-3 vừa qua và nhiều vụ việc khác thời gian gần đây đã gióng lên hồi chuông về việc giáo dục học sinh cảnh giác với những món quà từ người lạ.

Giáo dục học sinh cảnh giác với những món quà từ người lạ

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (TP Thanh Hóa) trong chương trình ngoại khóa về phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường.

Khoảng 13h30 ngày 22-3, khu vực cổng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) xuất hiện 4 người lạ mặt (3 nữ và 1 nam) đứng phát bóng bay cho học sinh. Khi bị bảo vệ nhà trường phát hiện, nhóm người lạ nhanh chóng rời khỏi cổng trường. Sau khi nhóm người lạ mặt rời đi, hàng chục học sinh tại trường bất ngờ có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn. Vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Hay trước đó, 2 em học sinh lớp 6, Trường THCS thị trấn Tân Châu (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) ăn mì tôm và chân gà tại căng tin nhà trường. Sau đó, hai em ra ngoài cổng trường và được một người đàn ông lạ khoảng 60 tuổi tiếp cận, xưng là người quen của gia đình, cho kẹo ăn. Khoảng 10h20 phút cùng ngày, 2 học sinh có dấu hiệu mệt, co giật, khó thở. Các em được nhà trường sơ cứu và liên hệ với phụ huynh đưa vào Trung tâm Y tế huyện Tân Châu cấp cứu.

Trên đây chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp học sinh nhận quà từ người lạ, sau đó có dấu hiệu bị ngộ độc, nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Giáo dục học sinh cảnh giác với những món quà từ người lạ

Giáo dục an toàn cho trẻ là quá trình giúp trẻ hình thành những hiểu biết, kỹ năng và thái độ đúng đối với việc nhận biết và tránh xa những nguy hiểm.

Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị xâm hại, bắt cóc, tai nạn, thương tích, bị ngộ độc do ăn đồ ăn, thức uống từ người lạ cho… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Vì thế, giáo dục học sinh kỹ năng nhận diện nguy hiểm và biết tự bảo vệ chính mình là việc làm cấp bách và cần thiết trong mỗi nhà trường, mỗi gia đình.

Cô Lê Thị Châu, Giáo viên Trường Tiểu học Minh Khai 1 (TP Thanh Hóa) cho biết: Không chỉ nhắc nhở các con trên lớp, tôi thường xuyên nhắn tin vào nhóm Zalo của phụ huynh để nhắc nhở phụ huynh cùng phối hợp, giáo dục các con những kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ mình như: Không ăn quà từ người lạ cho, không ăn quà vặt ở các quán hàng rong, không ăn đồ ăn, nước uống không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng…

Giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ là quá trình giúp trẻ hình thành những hiểu biết, kỹ năng và thái độ đúng đối với việc nhận biết và tránh xa những đối tượng gây nguy hiểm, đồ vật nguy hiểm, nơi không an toàn, hành động nguy hiểm, tình huống nguy hiểm… để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. Đồng thời, giúp trẻ hình thành nhu cầu và kỹ năng đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động học tập, vui chơi, lao động… giúp trẻ có cơ hội phát triển toàn diện, an toàn, đúng hướng.

Giáo dục học sinh cảnh giác với những món quà từ người lạ

Bên cạnh các kiến thức về khoa học và xã hội, các em cũng cần được giáo dục để có thể nhận diện cái xấu và có kỹ năng giải quyết các tình huống xấu gặp phải.

Chị Trương Lan Hương, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa) chia sẻ: Mình thường xuyên theo dõi tin tức trên các kênh thông tin chính thống, để nắm bắt thông tin thời sự và cả những thông tin mang tính cảnh báo để chia sẻ với các con về những hình thức lừa đảo, các loại ma túy trá hình hay những mối nguy hiểm có thể gặp phải trong cuộc sống để các con đề cao cảnh giác cũng như có ý thức biết tự bảo vệ chính mình.

Cuộc sống luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm và cạm bẫy, gia đình, thầy cô không thể luôn luôn ở cạnh bên và bảo vệ trẻ mọi lúc, mọi nơi, chính vì vậy bên cạnh các kiến thức về khoa học và xã hội, các em cũng cần được giáo dục để có thể nhận diện cái xấu và có kỹ năng giải quyết các tình huống xấu gặp phải để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]