(vhds.baothanhhoa.vn) - Chính tôi cũng đang nhuộm mái tóc mình màu hạt dẻ và tôi tin là không ít thầy cô giáo cũng vậy. Vậy tại sao các nhà trường lại không cho học sinh nhuộm tóc như phụ huynh hay như giáo viên của các em? Chúng ta sẽ phải giải thích thế nào với chúng? Nếu nhuộm tóc là xấu thì phải chăng chúng ta cũng đang làm điều xấu?

Giáo dục nghiêm khắc, không giáo dục bắt nạt

Chính tôi cũng đang nhuộm mái tóc mình màu hạt dẻ và tôi tin là không ít thầy cô giáo cũng vậy. Vậy tại sao các nhà trường lại không cho học sinh nhuộm tóc như phụ huynh hay như giáo viên của các em? Chúng ta sẽ phải giải thích thế nào với chúng? Nếu nhuộm tóc là xấu thì phải chăng chúng ta cũng đang làm điều xấu?

Giáo dục nghiêm khắc, không giáo dục bắt nạt

Hai cô trò đã làm hòa sau sự việc.

Vụ việc cô giáo cắt tóc nhuộm của nữ sinh trên lớp học được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua đã lắng xuống, cô và trò đã làm lành với nhau, ai cũng có được bài học của riêng mình. Song, câu hỏi vẫn còn bị bỏ ngỏ: Tại sao học sinh lại không được nhuộm tóc?

Câu trả lời mà tôi nhận được từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường là: “Vì quy định của nhà trường như vậy”, “vì quy định là quy định”. Tôi không thể giải đáp vướng mắc của mình và tôi nghĩ các em học sinh bây giờ cũng vậy. Hơn nữa, vốn dĩ quy định đều vì con người, vì cộng đồng mà được đưa ra. Chứ chúng ta sinh ra không phải để tuân thủ các quy định. Nhưng chính những chính sách quy định máy móc lại khiến học sinh cảm thấy “con người vì quy định”, “cộng đồng vì quy định”.

Tôi nghĩ vấn đề cốt lõi ở việc thực hiện những quy định ở đây là chúng ta phải giải thích cho những đứa trẻ hiểu rằng tại sao chúng lại phải làm như vậy, có như thế thì việc thực hiện mới không trở thành hành vi “chống đối”.

Nhật Bản cũng từng gây xôn xao khi yêu cầu du học sinh phải nhuộm tóc giống học sinh Nhật. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục Nhật Bản đưa câu trả lời rằng: “Điều đó khiến du học sinh không bị “khác biệt” so với số đông. Người Nhật Bản không thích “khác biệt” nên việc trẻ khác biệt giữa đám đông dễ bị cô lập trong học đường và điều đó là không tốt cho trẻ”. Việc này rõ ràng trở nên thuyết phục và dễ được các em tiếp nhận hơn nhiều.

Giáo dục nghiêm khắc, không giáo dục bắt nạt

Nhật Bản cho rằng du học sinh cần nhuộm tóc giống người Nhật để không bị cô lập trong học đường.

Người lớn đã quên mất rằng trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ, những đứa trẻ là một thực thể đang phát triển, đang học hỏi, đang thử và sai. Những điều chúng ta vốn cho là hiển nhiên thì các em vẫn đang khám phá, mắc sai lầm và xác nhận. Với những đứa trẻ, lợi ích lớn nhất đôi khi là được trao quyền để trải nghiệm và trưởng thành.

Tôi có một vết sẹo ở đầu gối do ngã xe, giờ mỗi lần nhìn lại tôi sẽ nhớ ngay ngày đó ngã như thế nào, vì sao mà ngã. Lần ngã đó rất đau và chảy nhiều máu, đổi lại ngay hôm sau tôi đi được xe. Mọi người cũng hay nói là phải ngã thì mới biết cách đi xe, như một cách nói ẩn dụ của việc bạn phải vấp ngã thì mới biết đứng dậy và trưởng thành.

Quả thực có những chuyện vẫn là buộc phải bị đau, bị sẹo ta mới có thể rút ra được bài học. Nhưng nếu được chọn, tôi cũng như những đứa trẻ khác vẫn muốn chọn cách trưởng thành từ tình yêu thương và sự dịu dàng.

Và những vết thương đôi khi không thực sự cần thiết, tự làm đau mình, tổn thương người và mọi thứ vỡ tan. Như những đứa trẻ lớn lên trong đòn roi chưa chắc đã biết yêu thương mà có thể trả lại những tổn thương nhận được lên người khác.

Với ảnh hưởng của mạng xã hội như bây giờ, bất cứ sơ suất nào của giáo viên và nhà trường đều có thể để lại hệ lụy nghiêm trọng, nên các thầy cô ngày càng cẩn thận hơn. Nhưng cứ phải cẩn thận, phải áp cho thật sát, ràng cho thật chặt, buộc cho thật vững nhiều khi đến ngộp thở. Nó làm cho những đứa trẻ mỗi khi đến trường sẽ phải đi cho đúng đường ray, được gia cố bằng trải nghiệm quá khứ và những mơ hồ về tương lai của người lớn. Dù đường ray đó có thể được tạo ra từ hàng chục năm trước.

Quay trở lại câu chuyện về cấm học sinh nhuộm tóc, tôi tin rằng những đứa trẻ và cả bản thân tôi đều muốn biết rõ rằng tại sao chúng lại không được nhuộm tóc khi đi học. Cũng như việc cô giáo tôi đã giải thích, chúng ta mặc đồng phục để không ai bị phân biệt giàu - nghèo, dù nhà bạn có thế nào, khi đến trường bạn cũng chỉ mặc chiếc áo giống tôi.

Giáo dục nghiêm khắc, không giáo dục bắt nạt

Các học sinh trường THCS Cù Chính Lan (TP Thanh Hóa) trong bộ đồng phục trường.

Không nên đưa những câu trả lời chung chung “làm vậy để tốt cho các con”, không nên cho bọn trẻ thói quen tuân thủ một cách vô thức. Hãy để những cô cậu học trò biết được rằng “chúng sống vì chúng”, “làm hay không nên làm điều gì vì chúng” chứ không phải vì ý muốn của chúng ta.

Không phải cứ ngã 1 lần là biết đi xe đạp ngay, đôi khi cũng có thể là sợ hãi mà chẳng dám tập xe nữa. Có thể trưởng thành từ nỗi đau là một điều đáng trân quý, nhưng cũng có những đau đớn cứ khắc sâu dần vào trái tim. Giáo dục nghiêm khắc là một phương pháp tốt, khác với giáo dục bắt nạt nếu ta cứ mãi nhân danh những điều tốt đẹp để bắt trẻ em làm những điều mà chúng không hề hay biết.

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]