(vhds.baothanhhoa.vn) - Là những nạn nhân da cam mang trong mình di chứng của chất độc hóa học, nhưng ông Trịnh Thanh Loan và ông Mai Văn Khoa ở huyện Hậu Lộc vẫn khiến chúng tôi khâm phục vì tinh thần, nghị lực vươn lên, tích cực lao động sản xuất, truyền đạt những kinh nghiệm trong cuộc sống cho con cháu noi theo.

Gương sáng nạn nhân da cam “tuổi cao chí càng cao”

Là những nạn nhân da cam mang trong mình di chứng của chất độc hóa học, nhưng ông Trịnh Thanh Loan và ông Mai Văn Khoa ở huyện Hậu Lộc vẫn khiến chúng tôi khâm phục vì tinh thần, nghị lực vươn lên, tích cực lao động sản xuất, truyền đạt những kinh nghiệm trong cuộc sống cho con cháu noi theo.

Gương sáng nạn nhân da cam “tuổi cao chí càng cao”

Chúng tôi về thôn Hoa Trung, xã Hoa Lộc gặp ông Trịnh Thanh Loan (bên phải ảnh), là tấm gương sáng nạn nhân da cam về phát triển kinh tế, được ông kể cho nghe những câu chuyện về một thời vào sinh ra tử, oanh liệt nơi chiến trường và nỗ lực vươn lên khi rời quân ngũ, trở về địa phương cho đến nay. Năm nay bước sang tuổi 84 nhưng ông vẫn minh mẫn, khỏe mạnh.

Gương sáng nạn nhân da cam “tuổi cao chí càng cao”

Trong khuôn viên ngôi nhà khang trang, rộng rãi là vườn cây ăn quả, các loại hoa mang đến không gian bình yên. Dưới những gốc bưởi trĩu quả là những thùng ong hứa hẹn cho mùa mật ngọt.

Gương sáng nạn nhân da cam “tuổi cao chí càng cao”

Từ nghề làm mộc rồi cơ duyên giúp ông Loan chuyển sang nghề nuôi ong lấy mật. Đến nay đã hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong, ông Loan nắm rõ đặc điểm sinh trưởng, phát triển của con ong và những mùa cho loại mật ngon nhất. Trước đây có thời điểm ông nuôi hơn 100 đàn, hiện nay do tuổi cao nên ông giảm còn 30 đàn.

Gương sáng nạn nhân da cam “tuổi cao chí càng cao”

Còn ở thôn Minh Hùng, xã Minh Lộc nhắc đến ông Mai Văn Khoa (người ngồi giữa) mọi người đều biết là nạn nhân chất độc da cam tiêu biểu, gia đình ông là một trong những gia đình điển hình tiên trong sản xuất, kinh doanh giỏi ở thôn.

Gương sáng nạn nhân da cam “tuổi cao chí càng cao”

Năm 1978 ông Khoa xuất ngũ trở về địa phương và bắt tay vào làm nghề mộc từ đó đến nay. Là một người năng động nên gia đình ông Khoa không chỉ làm mộc mà còn làm thêm nhiều nghề, mở rộng sản xuất kinh doanh từ nghề mộc, buôn bán nội thất. Hiện tại xưởng mộc của gia đình ông tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên.

Gương sáng nạn nhân da cam “tuổi cao chí càng cao”

Ngoài ra gia đình ông phát triển trang trại tổng hợp thả cá, trồng lúa. Năm 2012, ông liên kết với Công ty CP nuôi gà thịt. Hiện tại gia đình ông nuôi 8.000 con gà. Mỗi năm có 3 lứa gà xuất chuồng, trừ chi phí, công chăm sóc, đầu tư chuồng trại, gia đình ông thu nhập gần 100 triệu đồng/lứa.

Gương sáng nạn nhân da cam “tuổi cao chí càng cao”

Năm nay bước sang tuổi 71, vì vậy ông đã truyền đạt lại phương thức làm ăn, kinh doanh của mình cho con. Con trai đầu Mai Văn Hải tiếp nối nghề của bố, phát triển sản xuất, làm nghề mộc, chăn nuôi gà.

Gương sáng nạn nhân da cam “tuổi cao chí càng cao”

Ông Nguyễn Khôi, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Hậu Lộc cho biết: Huyện có hơn 700 nạn nhân chất độc da cam bị ảnh hưởng trực tiếp, 300 nạn nhân gián tiếp. Vượt qua bệnh tật, nhiều nạn nhân đã nỗ lực lao động, sản xuất, lan tỏa tinh thần vượt lên số phận để làm kinh tế giỏi ra cộng đồng.

Tin liên quan:
  • Gương sáng nạn nhân da cam “tuổi cao chí càng cao”
    Chuyện về cô giáo Thắm

    “Trong ký ức tuổi thơ tôi và cho đến bây giờ, mãi luôn nhớ về thầy Nguyễn Ngọc Ký. Đó là tấm gương tiếp sức cho tôi có đủ bản lĩnh, phấn đấu học tập. Tôi cũng như thầy, không có hai tay nên phải tập viết chữ bằng chân. Luyện chữ, dù chân tước da, chảy máu, tôi vẫn không từ bỏ ước mơ được đến trường"…, cô giáo Lê Thị Thắm trải lòng khi nhớ lại cuộc hành trình kỳ diệu của bản thân.

  • Gương sáng nạn nhân da cam “tuổi cao chí càng cao”
    Khi người lính trở về: Vết thương thời chiến

    Có nhiều cung bậc cảm xúc khi Bắc - Nam nối liền một dải, thống nhất non sông. Nụ cười và nước mắt, hạnh phúc và đau thương... Có những người lính mãi mãi nằm lại chiến trường, nhiều người trở về vẫn mang trong mình nỗi đau thời chiến nhưng tiếp tục làm nên những “kỳ tích” trong thời bình...

Ngọc Huấn - Hoàng Đông


Ngọc Huấn - Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]