Hiểm họa từ dịch vụ mời chào đọc trộm tin nhắn
Điện thoại di động từ lâu đã trở thành “vật bất ly thân” trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, đây cũng chính là “con mồi béo bở” để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo.
Khi sim rác, gọi điện giả danh chưa có dấu hiệu dừng thì mới đây xuất hiện thêm dịch vụ nhận theo dõi, định vị, đọc trộm tin nhắn facebook, zalo. Thực chất, dịch vụ này không mới nhưng lại được quảng cáo nhan nhản trên các hội nhóm, trang (fanpage) với mức giá từ 2 đến 15 triệu đồng khách hàng có thể thoải mái đọc tin nhắn của bất kỳ ai. Có “cung” ắt sẽ có “cầu” từ mong muốn kiểm soát, tò mò về mối quan hệ của chồng, con, người yêu hay người yêu cũ mà nhiều người tìm đến dịch vụ này như một cách để kiểm tra và theo dõi sự chung thủy của đối phương.
Chiêu trò đánh cắp sự riêng tư đang được công khai mời chào. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet).
Bằng những lời “mồi chài” có cánh với nội dung như: “Bảo hành trọn đời”, “Bảo mật, an toàn, uy tín”, “Không thu cọc ban đầu”, “Làm xong mới thu phí”... nhưng thực tế, khách hàng chỉ được “chốt đơn” khi chuyển cọc trước 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng hoặc chuyển cả với lý do phải có chi phí mới có thể thực hiện được.
Dịch vụ này chỉ nhằm lừa đảo người dùng. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet).
Truy cập vào trang cá nhân của các đối tượng trên đa số đều là tài khoản ảo, lấy cắp ảnh mạng để thực hiện “lùa gà”. Và dĩ nhiên, khi có người chuyển đặt cọc tiền lệ phí, thực hiện các thao tác theo hướng dẫn đối tượng lập tức khóa tài khoản, sau đó chặn tin nhắn, cuộc gọi; thậm chí, có trường hợp chính khách hàng bị “dụ” mất cả tài khoản ngân hàng lẫn thông tin cá nhân. Đánh vào tâm lý, dù có bị lừa cũng khó ai dám lên tiếng “bóc phốt” vì sợ người thân, bạn bè biết nên dịch vụ này ngày càng “lộng hành””và không ít nạn nhân đã “dính bẫy”.
Dịch vụ thu hút hàng nghìn thành viên tham gia nhóm. (Nguồn: Internet).
Hiện nay, hầu hết các tài khoản mạng xã hội đều sử dụng bảo mật an toàn bằng cách khóa 2 lớp để phát hiện tài khoản lạ, giới hạn số lần truy cập cho các tài khoản mạng xã hội, cho thấy kiến thức của người dùng mạng ngày càng được nâng cao nên cũng rất khó để có thể xâm nhập trái phép. Nhưng, vẫn còn đâu đó những “lỗ hổng” để các đối tượng lợi dụng khi tình trạng hack tài khoản vẫn diễn ra thường xuyên.
Khi người dùng còn có nhu cầu thì dịch vụ này vẫn còn tiếp diễn.
Để tránh trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo mới, người dùng tuyệt đối không để lộ thông tin cá nhân như căn cước công dân, địa chỉ email, mã QR và số điện thoại công khai trên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, hãy thận trọng với chiêu trò nhấp chuột vào liên kết lạ, mở tệp; nên thường xuyên thay đổi mật khẩu, hạn chế đăng nhập tài khoản trên thiết bị lạ. Đừng vì thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà “tiền mất tật mang” khi sử dụng các dịch vụ đọc trộm tin nhắn, nghe lén; bởi đây cũng là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.
Ngọc Lan
{name} - {time}
- 2023-12-04 09:46:00
Vẫn còn khó khăn khi thực hiện hướng dẫn mới về môn tích hợp
- 2023-12-04 09:44:00
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm lợi thế
- 2023-03-30 10:22:00
Bá Thước chủ động bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Học sinh trường nghề và “cái láo đáng thương”
Lan tỏa hành động đẹp
Cảnh giác với thực phẩm quảng cáo giảm cân nhanh
Bí thư đoàn xã gương mẫu học tập và làm theo lời Bác
Hệ lụy việc khoe con
[Infographics] - Phòng tránh ngộ độc Botulinum trong thực phẩm
Nghị lực vươn lên thoát nghèo của khách hàng vay vốn TCVM
Mô hình nông sản sạch đầu tiên ở xã vùng cao đặc biệt khó khăn
Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, đi đầu của tuổi trẻ