(vhds.baothanhhoa.vn) - Do số lượng F0 điều trị tại nhà trong thời gian qua tăng nhanh dẫn đến việc xử lý chất thải lây nhiễm còn nhiều bất cập.

Hoằng Hóa: Khó khăn trong xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại nhà đối với F0

Do số lượng F0 điều trị tại nhà trong thời gian qua tăng nhanh dẫn đến việc xử lý chất thải lây nhiễm còn nhiều bất cập.

Hoằng Hóa: Khó khăn trong xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại nhà đối với F0

Mỗi hộ dân đều được trang bị thùng đựng rác sinh hoạt màu xanh.

Thời gian qua UBND huyện Hoằng Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc hướng dẫn xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh từ người nhiễm COVID-19 không triệu chứng cách ly tại nhà/nơi cư trú. Theo đó, các hộ gia đình phải thu gom, xử lý đúng quy định, chất thải phải được bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử khuẩn và buộc chặt miệng túi, bỏ thùng đựng chất thải có lót túi, nắp đậy. Túi và thùng đựng chất thải của F0 phải dán nhãn “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”.

Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, không rơi vãi, rò rỉ chất thải ra ngoài, thùng, phương tiện vận chuyển phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử trùng. Khu vực đặt thùng đốt rác cách xa khu dân cư, rác phải đốt trong ngày, phun khử khuẩn thường xuyên. UBND xã, thị trấn lựa chọn, bố trí vị trí đất là khu vực xử lý chất thải tập trung (đối với các trường hợp hộ gia đình không có quỹ đất)…

Tuy nhiên, theo quan sát vẫn còn nhiều trường hợp F0 thờ ơ, không chấp hành quy định đề ra. Tình trạng bỏ rác thải lây nhiễm lẫn các rác thải sinh hoạt bình thường còn tồn tại ở nhiều nơi, gây khó khăn trong việc thu gom, phân loại.

Với diễn biến dịch bệnh phức tạp như hiện nay, nếu rác thải lây nhiễm không được phân loại, xử lý theo đúng quy trình sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường. Đối với các hộ gia đình không có quỹ đất để đốt hoặc chôn rác thải lây nhiễm thường đựng chung cùng rác thải sinh hoạt, có trường hợp treo gốc cây, bỏ thùng đựng chất thải sinh hoạt của khu dân cư.

Hoằng Hóa: Khó khăn trong xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại nhà đối với F0

Mặc dù thùng rác màu xanh là nơi đựng chất thải sinh hoạt, tuy nhiên người dân vẫn vô tư đổ chung cùng chất thải lây nhiễm.

Có trường hợp người dân phân loại rác thải lây nhiễm theo đúng quy định nhưng các đơn vị thu gom, xử lý không đúng cách hoặc gom chung với rác thải sinh hoạt hàng ngày.

Ông Trương Văn Oanh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Bút Sơn cho biết, địa phương hiện có gần 15.000 nhân khẩu/15 tổ dân phố, do số lượng F0 điều trị tại nhà tăng, lượng rác thải sinh hoạt và rác thải lây nhiễm cũng nhiều. Trung bình hàng ngày có khoảng 3 tấn rác thải sinh hoạt, 10 kg chất thải lây nhiễm được thu gom, xử lý. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, tránh lây lan dịch bệnh, thị trấn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không vứt rác bừa bãi, chỉ đạo các trạm y tế tăng cường quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải lây nhiễm, xử lý theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Văn Tiệm, Trưởng phòng TNMT huyện Hoằng Hóa cho biết, thời gian tới phòng tiếp tục tham mưu UBND huyện chỉ đạo, đôn đốc các xã, thị trấn, lực lượng y tế nhắc nhở các trường hợp F0 chủ động phân loại rác, khử khuẩn trước khi bỏ rác ra ngoài thùng. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phân loại rác thải lây nhiễm, yêu cầu các trường hợp F0 ký cam kết thực hiện một số nội dung để đảm bảo phân loại rác thải lây nhiễm trong việc thực hiện cách ly tại nhà/nơi cư trú.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]