(vhds.baothanhhoa.vn) - Để giúp Nhân dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn đã và đang khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cấy trồng, phát triển cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng mảnh đất nơi đây.

Hướng đi mới ở Mường Mìn

Để giúp Nhân dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn đã và đang khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cấy trồng, phát triển cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng mảnh đất nơi đây.

Hướng đi mới ở Mường Mìn

Mường Mìn là xã vùng núi cao biên giới nên cơ sở hạ tầng, địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, mang nặng phong tục tập quán địa phương, phát triển kinh tế của người dân chỉ dựa vào khai thác luồng, nứa, vầu. Việc phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân được xã Mường Mìn tập trung đẩy mạnh phát triển hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... giúp hộ gia đình nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, trang trại, gia trại gắn với việc bảo vệ phát triển rừng và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Phó Chủ tịch UBND xã Mường Mìn Lộc Văn Dương cho biết: Xã Mường Mìn có 5 bản đồng bào dân tộc Thái sinh sống, đến nay cả 5 bản đã về đích nông thôn mới, trong đó có 1 bản nông thôn mới kiểu mẫu. Tuy nhiên, là xã miền núi, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn. Toàn xã có 609 hộ, hơn 2.700 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 38%. Để giúp Nhân dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, địa phương khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cấy trồng, phát triển cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất này.

Hướng đi mới ở Mường Mìn

Những ngày tháng 5, về Mường Mìn, thu vào tầm mắt là những thửa ruộng bậc thang vàng óng đang vào thời kỳ thu hoạch vụ xuân. Hiện nay, ngoài diện tích lúa nước được trồng từ các giống lúa địa phương thì hai năm gần đây bà con xã Mường Mìn đã thí điểm trồng giống lúa Nhật Bản (J02). Giống lúa Nhật Bản J02 được đánh giá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng mảnh đất nơi đây và có năng suất, chất lượng cao hơn so với giống lúa đang trồng tại địa phương. Xã Mường Mìn có tổng diện tích đất nông nghiệp là 221,67 ha, trong đó diện tích lúa nước là 86,2ha. Năm 2021 và vụ xuân 2022, xã Mường Mìn đã trồng mới 8 ha giống lúa Nhật Bản (J02).

Hướng đi mới ở Mường Mìn

Xã Mường Mìn trồng giống lúa Nhật Bản (J02) và được đánh giá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất.

Giống lúa này cho năng suất 4,2 tạ/sào, được người dân bản Chiềng trồng thí điểm 5 ha năm 2021, vụ xuân năm 2022 trồng thêm 3 ha. Đây là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản, gieo trồng được cả 2 vụ xuân và mùa. Thời gian sinh trưởng từ 140-150 ngày; năng suất bình quân 6,7 đến 7,5 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt tới 8 tấn/ha. Hạt gạo bầu tròn, cơm trắng, mềm, vị đậm và ngọt, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Gạo Nhật đang được thị trường chuộng, đặc biệt là ở các siêu thị lớn, các khu công nghiệp có nhiều người nước ngoài làm việc. Giá bán của loại gạo này cũng cao hơn các loại gạo khác. Giống lúa J02 cho năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Vụ Xuân năm 2022, huyện Quan Sơn có hơn 70 ha lúa Nhật được trồng ở các xã Sơn Điện, Mường Mìn, Trung Hạ…

Hướng đi mới ở Mường Mìn

Giống lúa Nhật Bản (J02) được trồng tại xã Mường Mìn cho năng suất, chất lượng cao.

Cùng với thí điểm trồng giống lúa Nhật (J02), vụ xuân năm 2022 xã Mường Mìn đang thí điểm trồng cây gai xanh phục vụ cho Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy. Để phát triển cây gai xanh, xã đã tích cực đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu, đưa cây gai xanh thay thay thế một số cây trồng kém hiệu quả, bước đầu được bà con Nhân dân đồng tình ủng hộ. Vụ xuân năm 2022 bà con bản Bơn, xã Mường Mìn trồng 6,7 ha cây gai xanh. Hiện cây đang sinh trưởng, phát triển tốt.

Hướng đi mới ở Mường Mìn

Bà con bản Bơn, xã Mường Mìn bắt đầu trồng cây gai xanh cung cấp cho nhà máy sợi dệt An Phước (Cẩm Thủy).

Hướng đi mới ở Mường Mìn

Cây gai xanh sinh trưởng, phát triển tốt trên vùng đất Mường Mìn.

Tỉnh Thanh Hóa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023, theo đó hỗ trợ 10 triệu đồng/ha chuyển đổi đất trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng gai; hỗ trợ 50% (tối đa 10 triệu/ha) để mua giống trồng mới; hỗ trợ kinh phí mua máy tước vỏ gai với mức 5 triệu đồng/máy. Ngoài ra, Công ty An Phước còn hỗ trợ mua giống, phân bón, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về trồng, chăm sóc, thu hoạch, đồng thời ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Hướng đi mới ở Mường Mìn

Xã Mường Mìn phấn đấu chuyển đổi diện tích cơ cấu cây trồng, phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh lên 10 ha trong năm 2022-2023.

Theo ông Lộc Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Mìn, gai xanh là cây trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều năm (7-10 năm) nên khi kết hợp với chính sách hỗ trợ ban đầu của tỉnh, huyện cùng cơ chế cam kết thu mua sản phẩm phù hợp của công ty sẽ tạo động lực, tâm lý yên tâm sản xuất cho người dân để mở rộng diện tích trồng. Xã Mường Mìn phấn đấu chuyển đổi diện tích cơ cấu cây trồng, phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh lên 10 ha trong năm 2022-2023.

Hướng đi mới ở Mường Mìn

Xã Mường Mìn có tuyến QL 217 và QL16 đi qua tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển giao thông, giao thương hàng hóa.

Song song với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Mường Mìn đã và đang tận dụng điều kiện thuận lợi về giao thông như có tuyến QL 217 và QL 16, đường hành lang nối các huyện phía tây tỉnh Thanh Hóa, gần cửa khẩu Quốc tế Na Mèo… để thúc đẩy giao lưu, buôn bán, huy động các nguồn lực cho sự phát triển của địa phương. Xã phấn đấu về đích nông thôn mới vào năm 2023.

Ngọc Huấn - Hoàng Đông


Ngọc Huấn - Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]