(vhds.baothanhhoa.vn) - Không thể tuyển được lao động, nhiều chủ tàu ở Thanh Hóa đang lâm cảnh nằm bờ hoặc bất đắc dĩ vươn khơi khi chưa đủ lao động. Những khó khăn trong tìm kiếm lao động đi biển đang là thực trạng chung, ảnh hưởng không nhỏ đến lịch trình, thời vụ và sản lượng đánh bắt.

Khó khăn về lao động, nhiều tàu không thể vươn khơi

Không thể tuyển được lao động, nhiều chủ tàu ở Thanh Hóa đang lâm cảnh nằm bờ hoặc bất đắc dĩ vươn khơi khi chưa đủ lao động. Những khó khăn trong tìm kiếm lao động đi biển đang là thực trạng chung, ảnh hưởng không nhỏ đến lịch trình, thời vụ và sản lượng đánh bắt.

Khó khăn về lao động, nhiều tàu không thể vươn khơi

Anh Nguyễn Đức Hải phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn lo lắng với nghề khi khó tuyển lao động.

Tàu số ký hiệu TH 91717 của anh Nguyễn Đức Hải ở phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn những ngày này vẫn đang neo đậu ở cảng Lạch Hới vì chưa tuyển đủ lao động.

Theo anh Hải, để vận hành con tàu vỏ gỗ trên có chiều dài hơn 15m như của anh cần ít nhất 6 người, nhất là những người có sức khỏe, kinh nghiệm đi biển. Tuy nhiên, thời buổi này tuyển được lao động đã khó, đòi hỏi kinh nghiệm thì càng khó hơn.

“Để chờ tuyển được lao động thì bị chậm lịch trình, thời vụ đánh bắt. Nhiều chuyến dù chưa đủ người nhưng chủ tàu vẫn phải chấp nhận vươn khơi”, anh Hải nói.

Khó khăn về lao động, nhiều tàu không thể vươn khơi

Chủ tàu Nguyễn Văn Đô cho biết trước kia lao động đi tìm chủ tàu xin việc, nay chủ tàu đi tìm lao động nhưng cũng khó.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc tuyển lao động đi biển, anh Hải cho biết: Chi phí mỗi chuyến vươn khơi khoảng hơn 100 triệu đồng, sau khoảng 10 ngày đánh bắt, về tổng thu được 120 đến 130 triệu động, trừ chi phí, chia đầu người được 5 - 6 triệu đồng, chẳng thấm là bao, chưa kể thời điểm dịch dã, giá cả thủy sản thấp, nhiều chuyến bị lỗ, lao động họ cũng không mặn mà.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Đô (38 tuổi, xã Hưng lộc, huyện Hậu Lộc) chủ tàu cá 450CV cho biết, tuyển lao động đi biển rất khó, người dân không mặn mà bởi công việc nguy hiểm, vất vả trong khi nhiều ngành nghề dịch vụ trên bờ cho thu nhập cao hơn.

Theo anh Đô, trước kia đội tàu của anh có 17 tàu nhưng giờ chỉ còn 12 tàu. Có chủ tàu phải bán, có chủ tàu nằm bờ đi làm thuê cho tàu khác.

Không thể để tàu “mắc cạn” vì thiếu lao động, anh Đô đã phải huy động người thân trong gia đình quyết định ra khơi. Mỗi chuyến đi kéo dài 8 -10 ngày, từ đầu năm đến giờ anh mới chỉ đi được 13 chuyến. Bất cập khi nguồn lao động là người trong gia đình đều có tuổi, người trẻ thì chưa có kinh nghiệm nên đi biển không hiệu quả.

“Năm vừa rồi thu nhập được khoảng 100 triệu đồng. Đầu năm nay đã sửa chữa tàu hết hơn 100 triệu đồng. Ngư dân chúng tôi mong có thêm những chương trình hỗ trợ cho các chủ tàu về dầu, hay thuận lợi hơn trong việc vay vốn ngân hàng", anh Đô chia sẻ.

Khó khăn về lao động, nhiều tàu không thể vươn khơi

Tàu thuyền nằm bờ tại cảng Lạch Hới (TP Sầm Sơn)

Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Hòa Lộc cho biết, hai năm trở lại đây số lượng tàu thuyền ra vào cảng giảm hẳn. Số lượng lao động làm việc trên các tàu cũng bị già hóa, chuyển dịch sang các ngành nghề khác. Đối với những tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ kém hiệu quả, không tuyển được lao động buộc họ phải tìm giải pháp nâng công suất hoặc bán tàu chuyển nghề…

Được biết, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng hơn 7.000 tàu đánh bắt cá. Số lao động nghề biển hơn 24.000, trong đó số lao động tham gia hoạt động đánh bắt xa bờ là hơn 14.000.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]