(vhds.baothanhhoa.vn) - Mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế từ chăn nuôi dê giống Boer, anh Đoàn Văn Công, sinh năm 1990 tại xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) đã có nhiều sáng tạo, đổi mới phương thức chăn nuôi, chú trọng liên kết, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mô hình nuôi dê Boer của gia đình đạt hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để địa phương nhân rộng trong Nhân dân.

Khởi nghiệp thành công từ nuôi dê giống Boer nhốt chuồng

Mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế từ chăn nuôi dê giống Boer, anh Đoàn Văn Công, sinh năm 1990 tại xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) đã có nhiều sáng tạo, đổi mới phương thức chăn nuôi, chú trọng liên kết, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mô hình nuôi dê Boer của gia đình đạt hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để địa phương nhân rộng trong Nhân dân.

Khởi nghiệp thành công từ nuôi dê giống Boer nhốt chuồng

Sau khi trải qua nhiều nghề khác nhau, anh Đoàn Văn Công đã xây dựng trang trại chăn nuôi dê tại xã Tuy Lộc (Hậu Lộc) để phát triển kinh tế.

Xuất thân từ nông nghiệp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau khi trải qua nhiều nghề khác nhau, năm 2019 nhận thấy nhu cầu của thị trường về sản phẩm thịt dê tăng cao, anh Đoàn Văn Công đã xây dựng trang trại chăn nuôi dê quy mô tại xã Tuy Lộc. Anh Công, cho biết: Qua tìm hiểu được biết người tiêu dùng và thị trường có nhu cầu lớn về dê và các sản phẩm từ thịt dê. Hơn nữa, dê là loài dễ nuôi, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên từ cây cỏ, phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, loại dê giống Boer lớn nhanh, khỏe mạnh hơn dê cỏ thông thường nên phù hợp với nuôi thương phẩm.

Khởi nghiệp thành công từ nuôi dê giống Boer nhốt chuồng

Khu chăn nuôi được chia làm 3 dãy chuồng trại, tổng diện tích hơn 1.000m2

Sau khi huy động vốn từ người thân, bạn bè và thông qua các quỹ tín dụng của địa phương, anh Công đầu tư, xây dựng khu chuồng trại tại thôn Trung Hà, xã Tuy Lộc và mua 100 con dê giống Boer với tổng trị giá gần 500 triệu đồng về nuôi thử nghiệm, sử dụng hoàn toàn hình thức nuôi nhốt chuồng.

Chia sẻ về những khó khăn từ ngày đầu khởi nghiệp, anh Đoàn Văn Công, cho biết: "Ban đầu, do chỉ tìm hiểu qua sách vở nên tôi thiếu kiến thức chăm sóc đàn dê trong thực tế. Do đó, năm đầu tiên đàn dê phát triển chậm, tỉ lệ hao hụt cao, đôi khi trong trại có hàng chục con bị bệnh, chết. Tuy nhiên, sau trải nghiệm thực tế, tôi đã cải tạo lại hệ thống mặt sàn chuồng nuôi, nâng cao hơn mặt đất 1 m để tạo độ thông thoáng và điều chỉnh chế độ chăm sóc, sử dụng vắc xin phòng bệnh. Bởi đàn dê đễ mắc các bệnh về đường hô hấp, ký sinh trùng, nhất là mùa đông và mùa mưa.

Khởi nghiệp thành công từ nuôi dê giống Boer nhốt chuồng

Đẻ bảo đảm độ thông thoáng cho chuồng trại và hạn chế bệnh tật, anh Công đã nâng cao nền chuồng tới hơn 1 m so với mặt đất

Cùng với đó, đàn dê giống Boer cần bảo đảm cung cấp 70% nguồn thức ăn thô xanh (rau, cỏ) và 30% thức ăn tinh (cám, ngô, sắn...). Mỗi ngày cho dê ăn 3 lần, điều quan trọng nhất là thức ăn phải khô và sạch thì dê mới phát triển nhanh và ít bệnh. Do đó, để có nguồn thức ăn sạch cho đàn dê, anh Công đã liên kết, thuê thầu lại 3 ha đất của người dân trong vùng để trồng cỏ làm thức ăn và tận dụng thu mua nguồn phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn, như cây ngô, lá mía... Sau hơn 3 năm cố gắng, nỗ lực, từ 100 con dê bố mẹ, anh đã nhân giống và duy trì đàn đạt 500 - 600 con và hằng tháng vẫn lựa chọn xuất hàng chục con dê thương phẩm, trọng lượng đạt khoảng 35-45kg/con cho thương lái trong vùng và tạo việc làm ổn định cho 3 lao động, thu nhập đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Khởi nghiệp thành công từ nuôi dê giống Boer nhốt chuồng

Anh Công sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp và trồng 3 ha cỏ để tạo nguồn thức ăn cho đàn dê.

Anh Đoàn Văn Công, chia sẻ: Trước đây, không ảnh hưởng bởi dịch bệnh, việc tiêu thụ thuận lợi, trang trại nuôi gối đàn nên gần như tháng nào cũng xuất hàng tấn dê thịt cho thương lái. Tuy nhiên, 2 năm gần đây thị trường chững lại nên chỉ xuất khoảng 2 lứa/năm, với sản lượng khoảng 4-4,5 tấn/lứa cho thương lái trong vùng và một số tỉnh, thành như: Bắc Giang, Hà Nội, Hà Nam....

Hiện nay tôi đã làm chủ được kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng bệnh cho đàn dê nên trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp con giống cho các hộ dân và trang trại có nhu cầu chăn nuôi.

Nhờ có kỹ thuật nuôi tốt, thị trường tiêu thụ bền vững và đa dạng các loại hình dịch vụ, nên trang trại nuôi dê Boer của anh Đoàn Văn Công đạt doanh thu khoảng 800 triệu đồng/năm.

Khởi nghiệp thành công từ nuôi dê giống Boer nhốt chuồng

Từ hiệu quả của mô hình nuôi dê giống Boer của anh Đoàn văn Công, nhiều gia đình trên địa bàn huyện đã tìm đến học tập và phát triển đàn ở quy mô nông hộ

Ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Hậu Lộc, cho biết: Thời gian qua, với sự chia sẻ kinh nghiệm nhiệt tình của anh Công, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã tiếp cận, học hỏi mô hình nuôi dê giống Boer. Đây là đối tượng con nuôi phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất của người dân. Do đó, Trung tâm đang nghiên cứu, phối hợp và lựa chọn một số hộ tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để học tập, nhân rộng mô hình, tạo cơ hội cho người dân địa phương phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]