(vhds.baothanhhoa.vn) - Pù Nhi là xã biên giới của huyện Mường Lát, có 6 dân tộc: Dao, Thái, Mông, Mường, Khơ Mú, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 74%. Mặc dù gặp khó khăn bởi địa hình, khí hậu, nhưng nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng trong phát triển kinh tế - xã hội, của cấp ủy, chính quyền và người dân, nơi đây đang thay đổi từng ngày.

Khởi sắc ở xã vùng biên

Pù Nhi là xã biên giới của huyện Mường Lát, có 6 dân tộc: Dao, Thái, Mông, Mường, Khơ Mú, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 74%. Mặc dù gặp khó khăn bởi địa hình, khí hậu, nhưng nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng trong phát triển kinh tế - xã hội, của cấp ủy, chính quyền và người dân, nơi đây đang thay đổi từng ngày.

Khởi sắc ở xã vùng biên

Một góc Trường tiểu học Pù Nhi.

Trong trồng trọt, toàn xã gieo trồng được 708,5 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2012,8 tấn. Với bản tính cần cù, chịu khó và biết tận dụng những nguồn tín dụng chính sách ưu đãi, Nhân dân trong xã đã mạnh dạn phát triển chăn nuôi. Hiện xã có 14.721 con nuôi, trong đó có 768 con trâu, 1.924 con bò, 11.393 con gia cầm… Đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 17 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 7,3%/năm.

Khởi sắc ở xã vùng biên

Diện tích lớn là nguồn lực để Pù Nhi tận dụng, phát triển.

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM) toàn xã đã đạt 8/19 tiêu chí xây dựng NTM gồm tiêu chí số 1 về quy hoạch, tiêu chí số 2 về giao thông, tiêu chí số 3 về thủy lợi, tiêu chí số 4 điện, tiêu chí số 12 về lao động có việc làm, tiêu chí số 15 về y tế, tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp nhận pháp luật, tiêu chí số 19 về quốc phòng - an ninh. Xã Pù Nhi cũng đã đăng ký bản Na Tao là bản điểm trong xây dựng bản NTM.

Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc xã vùng biên cũng được Đảng bộ, chính quyền hết sức quan tâm. UBND xã luôn sâu sát trong việc chỉ đạo thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tiếp tục thực hiện có hiệu quả nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào dân tộc Mông…

Khởi sắc ở xã vùng biên

Nhiều mô hình chăn nuôi trong xã phát triển nhờ vốn tín dụng chính sách ưu đãi.

Thời gian qua, chính quyền xã Pù Nhi đã tổ chức công nhận 800 gia đình văn hóa, khen thưởng 75 hộ gia đình 3 năm liên tục đạt danh hiệu là “Gia đình văn hóa”; 6 bản đạt danh hiệu bản văn hóa và trường Mầm non Pù Nhi đạt cơ quan văn hóa. Phong trào thể dục - thể thao phát triển, lan tỏa trong toàn dân, ở thôn bản đã duy trì thói quen hoạt động rèn luyện thể thao hằng ngày.

Riêng hoạt động giáo dục luôn được chính quyền tập trung ưu tiên để phát triển. Chất lượng dạy và học của xã đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều học sinh sau khi ra trường đã trở về quê công tác góp phần phát triển kinh tế địa phương. Nhiều trường hợp sau khi học hết các cấp học đã hoàn tất hồ sơ, thủ tục đi xuất khẩu lao động hoặc đến các khu công nghiệp làm công nhân với mức thu nhập ổn định.

Khởi sắc ở xã vùng biên

Cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Pù Nhi khẳng định: Dù còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, song tin tưởng việc phát huy những nguồn lực sẵn có về diện tích đất tự nhiên lớn (6.571ha), nguồn lao động dồi dào cùng dư nợ tín dụng chính sách lớn (35 tỷ đồng)… sẽ là những tiền đề để xã Pù Nhi xây dựng, phát triển khởi sắc hơn.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]