(vhds.baothanhhoa.vn) - Ảnh hưởng phức tạp bởi dịch COVID-19 trong hơn 2 năm qua khiến nhiều bể bơi tạm dừng hoạt động. Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì mùa hè năm 2022, đặc biệt đối với bể bơi tư nhân ở vùng quê, số lượng người đến tắm và học bơi tương đối lớn, thậm chí cung không đủ cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn tại các bể bơi tư nhân này.

Kinh doanh bể bơi tư nhân: Những vấn đề đặt ra

Ảnh hưởng phức tạp bởi dịch COVID-19 trong hơn 2 năm qua khiến nhiều bể bơi tạm dừng hoạt động. Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì mùa hè năm 2022, đặc biệt đối với bể bơi tư nhân ở vùng quê, số lượng người đến tắm và học bơi tương đối lớn, thậm chí cung không đủ cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn tại các bể bơi tư nhân này.

Kinh doanh bể bơi tư nhân: Những vấn đề đặt ra

Bể bơi của hộ gia đình anh Nghiêm Duy Cương ở xã Thiệu Viên (Thiệu Hóa).

Thu hút khách...

Một chiều trung tuần tháng 6, tại bể bơi Ngọc Nguyệt ở xã Công Liêm (Nông Cống) có hàng chục trẻ em ở trong và ngoài xã đến tắm mát. Được xây dựng vào năm 2020 với tổng kinh phí 850 triệu đồng, bể bơi có diện tích 150m2 với 2 khu vực: sâu là 60cm và 1,1m. Đến thời điểm này, đây là bể bơi tư nhân duy nhất tại xã Công Liêm.

Cũng từ đầu hè năm 2022 đến nay, bể bơi của hộ gia đình anh Nghiêm Duy Cương ở xã Thiệu Viên (Thiệu Hóa), cứ trung bình 1 ngày đón từ 30 - 40 lượt khách. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại bể bơi tương đối đầy đủ với nhà tắm tráng, sào cứu hộ, phao cứu sinh... Bể được xây dựng với độ dốc đều, không gấp khúc, chia thành 2 khu vực: người lớn với độ sâu 1,5m, khu vực trẻ em với độ sâu từ 60 - 80cm. Theo anh Cương, bể bơi không chỉ phục vụ khách đến tắm mát, anh còn phối hợp với 2 giáo viên thể dục trên địa bàn huyện dạy bơi cho các em nhỏ.

2 bể bơi kể trên thuộc bể bơi cố định, được đầu tư xây dựng ngay tại gia đình. Ngoài ra, ở nhiều địa phương hiện nay, một số cá nhân, doanh nghiệp cũng đã đầu tư xây dựng bể bơi thông minh (bể bơi bạt) với số vốn đầu tư tương đối lớn. Tuy nhiên, phần lớn các bể bơi này đều mượn đất nơi khác để dựng tạm. Ngay tại thị trấn Quán Lào (Yên Định), bể bơi thông minh Hoàng Linh được đầu tư với kinh phí hơn 400 triệu đồng nhưng hiện đang phải mượn đất của Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Yên Định để hoạt động trong suốt 3 năm qua. Theo ông Lê Tiến Dũng, người quản lý bể bơi Hoàng Linh: “Bể bơi chủ yếu dạy học bơi cho các cháu nhỏ trên địa bàn huyện, chỉ từ đầu hè đến nay đã có trên 100 học viên tham gia”.

Cùng với các bể bơi của các đơn vị sự nghiệp nhà nước, sự ra đời của bể bơi tư nhân góp phần giảm nguy cơ đuối nước ở trẻ em. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều lo lắng đối với các bể bơi tư nhân này.

Và nỗi lo ở phía sau...

Trong quá trình tìm hiểu, khai thác thông tin phục vụ bài viết, chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi một số bể bơi tư nhân hầu như không có nhân viên cứu hộ, người giám sát là người cao tuổi, còn những người chủ hoặc không có mặt tại bể bơi hoặc chỉ theo dõi từ xa qua camera từ điện thoại thông minh. Một số bể bơi thậm chí không có giấy đăng ký kinh doanh. Khi được hỏi thì nhiều chủ bể đưa ra những câu trả lời rất... hồn nhiên.

Kinh doanh bể bơi tư nhân: Những vấn đề đặt ra

Hệ thống lọc tuần hoàn ở bể bơi thông minh Hoàng Linh tại thị trấn Quán Lào (Yên Định).

Tại bể bơi Ngọc Nguyệt, xã Công Liêm (Nông Cống) dù sau 2 năm đi vào hoạt động nhưng đến nay, vẫn chưa có Giấy đăng ký kinh doanh. Lý do được chủ bể bơi là ông Mai Văn Ngọc đưa ra rằng, bể bơi không bán vé, không thuê thầy giáo dạy bơi, không quảng cáo rầm rộ nên không mang tính chất... kinh doanh. Ông quả quyết: “Bể bơi chỉ thu tiền hỗ trợ điện nước, ai có nhiều gửi nhiều, ai có ít gửi ít, tắm trước trả tiền sau. Đương nhiên là chúng tôi phải chịu trách nhiệm với tất cả những việc mình làm, nhưng thực tế là không có hình thức kinh doanh ở đây, nên tôi thấy cũng chưa thực sự cần thiết để xin Giấy đăng ký kinh doanh”.

Không chỉ bể bơi Ngọc Nguyệt, trên địa bàn huyện Nông Cống hiện có bể bơi tư nhân vẫn chưa có Giấy đăng ký kinh doanh. Trả lời vấn đề này, ông Lê Thanh Bình, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nông Cống, cho biết: “Hiện huyện đã có chỉ đạo các hộ gia đình, doanh nghiệp kinh doanh bể bơi phải đăng ký kinh doanh với huyện và thực hiện các thủ tục đúng theo quy định. Nếu bể bơi nào không nghiêm túc thực hiện, huyện sẽ yêu cầu dừng hoạt động”. Từ phía Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Yên Định, Trưởng phòng Lê Thị Thúy cũng cho hay: “Trên địa bàn có 6 bể bơi tư nhân nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là trẻ em. Bên cạnh đó có một số doanh nghiệp đang còn chủ quan, chưa chuyên môn hóa cao nên gây khó khăn trong việc quản lý nhà nước”.

Cần phải nhớ lại, 5 năm trở về đây, ngay tại huyện Yên Định đã xảy ra đuối nước trẻ em tại bể bơi tư nhân. Ngoài ra, ở một số bể bơi tư nhân của các huyện: Vĩnh Lộc, Triệu Sơn cũng xảy ra trường hợp tương tự. Dù là nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì trong đó không thể thiếu phần trách nhiệm của những người kinh doanh bể bơi và những người làm công tác quản lý nhà nước.

Hiện toàn tỉnh có khoảng 70 bể bơi tư nhân, chủ yếu là bể bơi thông minh, trang thiết bị trong phòng, chống đuối nước còn hạn chế. Ông Phạm Trung Thành, chuyên viên Phòng Quản lý Thể dục thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Do một số doanh nghiệp, cá nhân chưa cập nhật quy định của Nhà nước nên còn nhiều thiếu sót trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, các chủ kinh doanh cần phải hiểu rằng, khi xây dựng bể bơi là phải có nhân viên cứu hộ, để khi xảy ra trường hợp xấu thì ngay lập tức xử lý kịp thời. Đã kinh doanh bắt buộc phải có giấy phép...".

Bài và ảnh: Vi An


Bài và ảnh: Vi An

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]