(vhds.baothanhhoa.vn) - Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở các địa phương miền xuôi vốn đã gặp nhiều khó khăn, thì với khu vực biên giới như bản Pù Toong, xã Pù Nhi (Mường Lát) lại càng khó khăn gấp bội. Thế nhưng, với tinh thần đoàn kết, đồng lòng, phát huy nội lực, cán bộ, đảng viên và Nhân dân Pù Toong đã làm nên “kỳ tích” khi trở thành bản đồng bào Mông đầu tiên trong tỉnh “về đích” NTM.

“Kỳ tích” Pù Toong

Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở các địa phương miền xuôi vốn đã gặp nhiều khó khăn, thì với khu vực biên giới như bản Pù Toong, xã Pù Nhi (Mường Lát) lại càng khó khăn gấp bội. Thế nhưng, với tinh thần đoàn kết, đồng lòng, phát huy nội lực, cán bộ, đảng viên và Nhân dân Pù Toong đã làm nên “kỳ tích” khi trở thành bản đồng bào Mông đầu tiên trong tỉnh “về đích” NTM.

“Kỳ tích” Pù Toong

Tháng 1-2021 cán bộ, đảng viên và đồng bào Mông bản Pù Toong hân hoan đón nhận quyết định bản đạt chuẩn NTM.

Cách trung tâm huyện Mường Lát khoảng 12 km về phía Tây, bản Pù Toong có 74 hộ dân, với 324 nhân khẩu, 100% là đồng bào Mông.

Dẫn chúng tôi đi thăm bản, anh Phạm Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Pù Nhi cho biết: Pù Toong từng có thời gian “mịt mùng” trong đói, nghèo, mà nguyên nhân không gì khác ngoài các công trình hạ tầng thiết yếu và điều kiện sản xuất, sinh hoạt thiếu thốn trăm bề; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước của một bộ phận người dân rất lớn.

Từ chỗ khó khăn, bản Pù Toong hôm nay đã khoác lên mình “tấm áo” mới, khác hắn so với trước kia. Những con đường bê tông được Nhà nước và Nhân dân cùng làm đã vươn đến từng ngôi nhà cheo leo bên sườn núi. Những cánh rừng, những thửa ruộng bậc thang, nương ngô xanh ngút ngàn. Bức tranh nông thôn của một bản biên giới no ấm, thanh bình ấy được tạo nên nhờ sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, đồng lòng trong XDNTM của cấp ủy và đồng bào Mông bản Pù Toong.

“Kỳ tích” Pù Toong

Bản Pù Toong hôm nay khoác lên mình “tấm áo” mới, khác hắn so với trước kia.

Với mục đích đưa bản Pù Toong trở thành bản đồng bào Mông đầu tiên đạt chuẩn NTM, tháng 7-2019, UBND xã Pù Nhi đã phê duyệt Đề án “Xây dựng bản NTM Pù Toong”. Như bí thư Chi bộ bản Chá Văn Dia tâm sự: “Đây là vinh dự lớn đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân bản Pù Toong, song trách nhiệm cũng hết sức nặng nề, bởi vì khối lượng công việc nhiều, nhu cầu nguồn vốn rất lớn, thời gian tổ chức thực hiện chỉ trong 1 năm”.

Khác với miền xuôi hay vùng núi thấp, các bản của huyện biên giới Mường Lát nói chung, bản Pù Toong nói riêng có xuất phát điểm thấp nên khi bắt tay vào thực hiện XDNTM thường gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh kinh tế - xã hội phát triển chậm, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, sản xuất nông, lâm nghiệp manh mún, phân tán, thu nhập bình quân đầu người thấp, thì còn một bộ phận bà con vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

“Kỳ tích” Pù Toong

Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi về giúp bản làm đường giao thông.

Nhận rõ những khó khăn và trở lực, Chi bộ bản Pù Toong đã ban ngành Nghị quyết chuyên đề về XDNTM để tập trung lãnh đạo cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện các nội dung NTM. Cùng với việc phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của mỗi cán bộ, đảng viên, chi bộ bản tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ban công tác mặt trận, các đoàn thể chính trị tích cực tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của chương trình XDNTM. Đi liền với đó, Chi bộ còn giao nhiệm vụ cụ thể cho cho các tổ chức đoàn thể, như: Chi hội phụ nữ thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Chi hội cựu chiến binh làm nòng cốt trong phát triển kinh tế gia trại, cải tạo vườn tạp và xây dựng các công trình vệ sinh; Chi đoàn thanh niên xung kích, đi đầu trong xây dựng bộ mặt nông thôn xanh - sạch - đẹp.

Ðặc biệt, từ sự quan tâm của cấp ủy đảng, hỗ trợ của Đồn Biên phòng Pù Nhi, bản đã tập trung thực hiện các tiêu chí gắn liền với đời sống đồng bào như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất gắn với xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, môi trường. Từ đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi, khuyến khích được đông đảo người dân cùng tham gia XDNTM và đem lại niềm tin đối với Nhân dân về những chủ trương “đúng” và “trúng” của Đảng.

“Kỳ tích” Pù Toong

Con đường bê tông được làm từ nguồn hỗ trợ của nhà nước kết hợp sức dân.

Với phương châm “nhà nước và Nhân dân cùng làm”, trên cơ sở nguồn xi măng hỗ trợ “kích cầu” của tỉnh, huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an xã Pù Nhi, Công đoàn xã Pù Nhi, bản Hạ Sơn, bản Pù Toong đã vận động Nhân dân tích cực tham gia đóng góp nguyên vật liệu, hiến công để đổ bê tông gần 4 km đường liên gia, kênh mương. Ngoài ra, các hộ dân trong bản còn chủ động sửa chưa, làm mới gần 100 công trình vệ sinh; xây dựng 1.400 m tường rào, cổng ngõ…

Không những vậy, với tinh thần “mình làm, mình thu hưởng”, đồng bào Mông bản Pù Toong đã đóng góp tiền lắp đặt hơn 2 km đường điện chiếu sáng trên trục đường chính của bản. Trong gần 2 năm thực hiện Chương trình XDNTM, bản Pù Toong đã huy động được 1,214 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 299 triệu đồng, chiếm 24,6%; Nhân dân đóng góp 915 triệu đồng, chiếm 75,4 %.

“Kỳ tích” Pù Toong

Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nội dung quan trọng, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của Chương trình XDNTM. Ý thức được điều này, trong thời gian qua, Chi bộ bản Pù Toong đã tập trung chỉ đạo, khuyến khích Nhân dân tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật vào việc chuyển đổi, thay thế một số cây trồng năng suất thấp bằng các loài cây ăn quả phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Theo đó, từ nguồn vốn hỗ trợ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 5 (Quân khu IV), 26 hộ dân trong bản đã quy hoạch lại diện tích đất vườn đồi, trồng mới được 10 ha đào lai và hơn 2 ha mít Thái. Giờ đây, cây đào lai, mít Thái đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ đồng bào Mông bản Pù Toong.

Phía trước căn nhà gỗ là vườn đào xum xuê quả. Theo giới thiệu của Bí thư đảng ủy xã đó là mô hình sản xuất của ông Lâu Văn Chá, đảng viên cao tuổi của bản Pù Toong. Ông Chá thuộc vào lớp người thấm thía cái khó khăn về cơ sở vật chất, đường sá, thiếu lương thực ở Pù Toong. Bằng tinh thần nêu gương, cùng quyết tâm đưa cuộc sống gia đình thoát khỏi khó khăn, thiếu thốn, ông đã tiên phong cải tạo 2 ha đất ven sườn núi để trồng đào và mận. Không những vậy, ông còn tận dụng khe suối để đào ao thả cả, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm để có thêm thu nhập. Hiện nay, mỗi năm gia đình ông Chá có thu nhập hơn 50 triệu đồng từ mô hình sản xuất trên và là điển hình kinh tế của bản.

“Kỳ tích” Pù Toong

Đồng bào Mông bản Pù Toong đã biết phát huy nội lực để vươn lên thoát nghèo.

Cùng với làm tốt công tác chăm sóc, khoanh nuôi bảo 78 ha vệ rừng trồng theo Nghị quyết 30a, Dự án 147 của Chính phủ, đồng bào Mông Pù Toong còn chú trọng phát triển đàn gia súc, gia cầm. Chi bộ bản còn phối hợp với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi vận động bà con khai hoang các piềng bãi, ruộng bậc thang để trồng lúa nước 2 vụ. Hiện nay, bản có 19 ha lúa, 6 ha lúa rẫy, 15 ha ngô, 5 ha sắn và 5 ha chuyên trồng rau. Tổng sản lượng lương thực hàng năm của bản đạt hơn 137 tấn/năm; lương thực đầu người đạt 423 kg/năm, góp phần ổn định an ninh lương thực. Từ thu nhập bình quân thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, hiện nay thu nhập bình quân đầu người bản Pù Toong đạt 36 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,05%. Tháng 1-2021, cán bộ, đảng viên và đồng bào Mông bản Pù Toong đã hân hoan, phấn khởi đón nhận quyết định bản đạt chuẩn NTM. Những tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, con người Việt Nam lại được dân bản hát vang trong niềm tự hào.

“Kỳ tích” Pù Toong

Bản Pù Toong với cờ hoa rực rỡ.

Rời Pù Toong khi mặt trời khuất núi, ánh điện trên con đường ngang núi cũng đã sáng. Ánh điện như một lời khẳng định Pù Toong đã đổi thay.

Trần Thanh


Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]