(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua huyện miền núi Lang Chánh đã thực hiện nhiều đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo “đòn bẩy” giảm nghèo bền vững cho các hộ dân.

Lang Chánh phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn chế biến xây dựng thương hiệu sản phẩm

Thời gian qua huyện miền núi Lang Chánh đã thực hiện nhiều đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo “đòn bẩy” giảm nghèo bền vững cho các hộ dân.

Lang Chánh phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn chế biến xây dựng thương hiệu sản phẩm

Lang Chánh có diện tích tự nhiên 58.562,80 ha, trong đó 52.185 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 89,1% diện tích tự nhiên của huyện.

Trong những năm qua công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và đất lâm nghiệp được triển khai đồng bộ từ huyện đến các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị và đạt được kết quả quan trọng. Các quy hoạch, đề án được xây dựng khá đồng bộ, công tác quản lý Nhà nước được tăng cường, trồng rừng sản xuất hàng năm bình quân đạt 1.000 ha. Huyện đã thu hút được 9 cơ sở, doanh nghiệp vào đầu tư, chế biến các sản phẩm từ lâm nghiệp, bước đầu đã thành lập được một số HTX lâm nghiệp. Phát triển kinh tế lâm nghiệp được người dân chú trọng và gieo trồng gần 6.800 ha keo (trong đó có 1.300 ha rừng gỗ lớn), gần 13.000 ha luồng, trên 400 ha vầu; một số cây dược liệu đã được đưa vào trồng thử nghiệm (cát sâm, sâm Ngọc Linh, sâm Báo); giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp bình quân hằng năm đạt trên 600 tỷ đồng…

Lang Chánh phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn chế biến xây dựng thương hiệu sản phẩm

Cán bộ xã Trí Nang, huyện Lang Chánh hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây dược liệu.

Huyện Lang Chánh đã xây dựng nhiều đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến xây dựng thương hiệu sản phẩm (giai đoạn 2021- 2025) qua đó góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Thực hiện đề án đề ra, các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện đã thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp, theo đó phấn đấu trong năm 2022 trồng mới và trồng lại rừng sau khai thác 1.157 ha. Trong đó, trồng lại rừng sau khai thác 1.000 ha, trồng cây phân tán 25 ha. chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn 132 ha. Mở rộng diện tích trồng cây vầu tại các xã Yên Khương, Yên Thắng, Lâm Phú và ở những xã có điều kiện phù hợp với diện tích khoảng 43 ha.

Tiếp tục trồng cây dược liệu tại các xã Tân Phúc, Đồng Lương (Ngải cứu, cúc hoa vàng), Giao An (Mạch môn đông), Trí Nang (Rau má, bách bộ, thiên môn đông), Yên Khương, Yên Thắng (Bách bộ, thiên môn đông), Tam Văn (Kim ngân hoa) với diện tích dự kiến 200 ha.

Ngoài ra, huyện tập trung tổ chức thâm canh 1.000 ha luồng, phục tráng 190 ha rừng luồng, nứa, vầu kém chất lượng. Sửa chữa, nâng cấp 6 km đường lâm nghiệp cho các vùng trồng rừng sản xuất tập trung. Khai thác đạt 8 triệu cây luồng, trên 14.000m3 gỗ rừng trồng, 3.000 tấn nứa, vầu phục vụ cho chế biến.

Lang Chánh phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn chế biến xây dựng thương hiệu sản phẩm

Mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng đang được trồng tại nhiều địa phương trong huyện, bước đầu mang lại hiệu quả.

Ông Lê Quang Tùng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lang Chánh cho biết, thời gian tới huyện sẽ tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho Nhân dân về các nội dung như: Thâm canh, phục tráng rừng luồng; trồng rừng gỗ lớn; chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, trồng cây dược liệu. Đẩy nhanh việc lắp đặt nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng (Công ty cổ phần Bamboo King Vina) với diện tích khoảng 15 ha đi vào hoạt động trong Quí II/2022. Duy trì hoạt động của các cơ sở chế biến lâm sản hiện có; phấn đấu có 1-2 cơ sở mới được thành lập. Đồng thời, giữ ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 83%. Phát triển 2 sản phẩm chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm (Gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre luồng và các sản phẩm từ tre luồng).

“Cây luồng Lang Chánh trước đây từng biết đến với tên gọi là “Vua luồng”, tuy nhiên cùng với thời gian và sự phát triển kinh tế - xã hội, cây luồng đã và đang giảm dần về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế từ cây luồng chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và phục hồi tên gọi “Vua luồng” sẽ góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển rừng trồng bền vững”, ông Tùng nhấn mạnh.

QUYẾT THẮNG - TRUNG THỦY


QUYẾT THẮNG - TRUNG THỦY

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]