(vhds.baothanhhoa.vn) - Hai đêm diễn của nhóm nhạc Black Pink đã khép lại, kết thúc tour diễn Châu Á của nhóm nhạc này, nhưng những bàn luận đằng sau vẫn chưa dừng lại khi câu chuyện si mê thần tượng vẫn làm cho các bậc phụ huynh phải lo lắng. Song, phải chăng khi bình luận về âm nhạc thì nên cảm nhận bằng tâm hồn và cảm xúc, thay vì bình nhạc bằng thái độ chính trị, xã hội, đạo đức…

Lắng nghe giới trẻ: Sự thay đổi của thị hiếu âm nhạc qua các thế hệ

Hai đêm diễn của nhóm nhạc Black Pink đã khép lại, kết thúc tour diễn Châu Á của nhóm nhạc này, nhưng những bàn luận đằng sau vẫn chưa dừng lại khi câu chuyện si mê thần tượng vẫn làm cho các bậc phụ huynh phải lo lắng. Song, phải chăng khi bình luận về âm nhạc thì nên cảm nhận bằng tâm hồn và cảm xúc, thay vì bình nhạc bằng thái độ chính trị, xã hội, đạo đức…

Lắng nghe giới trẻ: Sự thay đổi của thị hiếu âm nhạc qua các thế hệ

Hình ảnh đêm diễn của Black Pink tại Hà Nội.

Cuộc đời này còn gì, nếu mọi niềm vui cứ luôn bị từ chối

Người cha nào mà không xót xa khi cô con gái bé bỏng của mình nhìn dán mắt vào hộp búp bê Barbie trong tủ kính nhưng con vẫn ngoan ngoãn đi tiếp khi nghe thấy bố nhắc “đi thôi con”, mà không mè nheo đòi mua.

Vì con hiểu bố không có tiền. Chính cái vẻ hiểu chuyện của con làm cho chúng ta đau lòng. Có thể sau này người bố có tiền, hoặc con lớn đã có thể mua được nhiều hộp Barbie, thì lúc này con nhìn hộp búp bê đó lại dửng dưng, không còn ham thích gì nữa.

Người lớn hay vin vào điều đó, “Ôi dào, trẻ con ấy mà, mau thích mau chán”, để quên đi những sở thích bé nhỏ của con trẻ. Tôi thì thấy tiếc cho những phút giây đã qua. Một khoảnh khắc của tuổi thơ của con đã qua, không bao giờ lấy lại được nữa.

Có thể khi đó, với chúng ta, hộp búp bê Barbie đó chỉ là một món đồ chơi vô ích, nhưng trong ánh mắt cô gái nhỏ, đó chính là tất cả sự yêu thích và khát khao, được có món đồ chơi của riêng mình.

Tôi tự hỏi cuộc đời là gì, nếu không phải là nhiều khoảnh khắc đó cộng lại. Cuộc đời này còn gì, nếu mọi niềm vui cứ luôn bị từ chối, bằng hết lý do này đến lý do khác.

Nếu không lắng nghe các bạn trẻ, đó sẽ mãi là khoảng cách thời đại

Ở tuổi trung niên, tôi hiểu rằng nhiều người lớn sẽ phê phán rằng “không hiểu sao lớp trẻ bây giờ có thể cuồng cái thứ nhạc Hàn Quốc vớ vẩn đó”. Thậm chí có người còn lo cho tương lai của nước nhà khi lớp trẻ chạy theo thị hiếu âm nhạc như vậy.

Những suy nghĩ như trên cũng xuất phát vì lo cho lớp trẻ, nhưng dường như bỏ quên rằng “mỗi thời một khác” và nếu không chịu ngồi xuống để lắng nghe các bạn trẻ, đó sẽ mãi là khoảng cách thời đại. Thực tế thì thị hiếu âm nhạc thay đổi theo thời gian. Mỗi thời có âm nhạc của thời đó. Vì thế âm nhạc mới luôn có sức lay động đến thế.

Kiến trúc và âm nhạc nằm trong số những vật chất định hình nên linh hồn của thời đại. Một bộ phim chỉ cần có một công trình kiến trúc tiêu biểu của thời đó, đồng thời phát lên một bản nhạc thịnh hành. Tự nhiên người xem sẽ như đi ngược thời gian, bằng cảm xúc, chứ không cần phải chạy chữ trên màn hình rằng vào năm nào.

Mà kiến trúc và âm nhạc là dấu vết của lịch sử đã qua. Ta có thể tìm hiểu, chứ không nên phán xét. Biết đâu, một lời phán xét của chính những người cho là mình đủ “trưởng thành” hay chỉ là không hợp để nghe loại âm nhạc ấy lại làm tổn thương lớp trẻ.

Biết đâu những ông bố, bà mẹ khi buông những câu nói phán xét hay nặng hơn là chê trách, miệt thị, lại để vuột mất cơ hội để làm bạn cùng con. Bởi đâu phải vì nghe loại nhạc nào mà các con quên đi nhiệm vụ học hành, quên đi thời cuộc.

Lắng nghe giới trẻ: Sự thay đổi của thị hiếu âm nhạc qua các thế hệ

Những tấm hình poster được dán kín khắp tường ngày nào. (Ảnh: Internet)

Nhiều bạn bè đồng trang lứa của tôi đã thành đạt đều có một thời si mê anh Lam Trường, anh Bằng Kiều, chị Mỹ Tâm, sách vở bàn học đầy những tấm hình nhỏ cắt ra từ tạp chí ngày đó. Việc cần quan tâm bây giờ phải chăng là tôn trọng hành động muốn gần thần tượng của mình hơn một chút, bởi những cô gái nhóm nhạc Black Pink không phải chị Mỹ Tâm hay anh Bằng Kiều để chúng ta có cơ hội gặp lại dễ dàng.

Nên hiểu rằng sở thích của các con có thể thay đổi theo thời gian, theo quy luật tuổi tác; thuở nhỏ các con gắn với nhạc Hàn nhưng sau này các con sẽ nghe thêm nhạc dân tộc, nhạc Âu Mỹ… và biết đâu sẽ chọn cho mình những sở thích mới.

Lắng nghe giới trẻ: Sự thay đổi của thị hiếu âm nhạc qua các thế hệ

Những con số ấn tượng từ đêm diễn của Black Pink tại Hà Nội.

Lắng nghe giới trẻ: Sự thay đổi của thị hiếu âm nhạc qua các thế hệ

Hai đêm diễn của Black Pink tại Hà Nội luôn “chật kín” khán giả. (Ảnh: Vietnam+)

Một điều nữa cũng đáng lưu tâm là “xem người mà ngẫm đến ta”, vì sao có làn sóng văn hóa Hàn Quốc mạnh mẽ đến vậy và chúng ta có thể làm gì trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay?

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]