(vhds.baothanhhoa.vn) - Cuộc sống vốn đã có quá nhiều áp lực thì nay lại thêm đại dịch COVID kéo dài càng khiến cho nhiều người, nhiều gia đình rơi vào cuộc khủng hoảng cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy mà trên các trang mạng xã hội bên cạnh sự “phủ sóng” của các thông tin về dịch bệnh thì ngày càng xuất hiện nhiều những status lo lắng, buồn phiền. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm đang tăng nhanh trong những tháng gần đây.

Lo lắng quá mức: Nguyên nhân gia tăng chứng trầm cảm trong mùa dịch

Cuộc sống vốn đã có quá nhiều áp lực thì nay lại thêm đại dịch COVID kéo dài càng khiến cho nhiều người, nhiều gia đình rơi vào cuộc khủng hoảng cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy mà trên các trang mạng xã hội bên cạnh sự “phủ sóng” của các thông tin về dịch bệnh thì ngày càng xuất hiện nhiều những status lo lắng, buồn phiền. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm đang tăng nhanh trong những tháng gần đây.

Lo lắng quá mức: Nguyên nhân gia tăng chứng trầm cảm trong mùa dịch

Cuộc sống là của mình, khỏe mạnh hay đau ốm cũng là do mình nên hãy đừng buồn mà cứ vui vẻ, lạc quan trước những khó khăn. (Ảnh minh hoạ)

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa thì trong quý I năm 2021, số bệnh nhân điều trị rối loạn tâm thần nội trú là 938, ngoại trú là 7.794 thì sang quý II đã tăng lên lần lượt là 1.059 và 8.234. Trong số những bệnh nhân mới, rất nhiều người bị trầm cảm có nguyên nhân là do cuộc sống bị đảo lộn kể từ sau khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Trường hợp của chị N.T.L ở xã Định Hải, thị xã Nghi Sơn là một ví dụ. Cũng như bao gia đình khác, chị Hải và chồng rất chăm chỉ làm ăn nên đã giành dụm được một số tiền nho nhỏ. Cách đây hai năm, chồng chị quyết định nghỉ làm thợ xây để chuyển sang lái taxi. Thế nhưng dịch bệnh liên tục diễn biến phức tạp đã khiến không ít các ngành nghề, trong đó có taxi lâm vào cảnh “ngồi chơi, xơi nước” triền miên. Tiền làm không ra mà nợ ngân hàng vẫn phải trả, cộng với việc “nhìn thấy nhau” suốt ngày làm cho mối quan hệ của vợ chồng chị L trở nên căng thẳng. Lo lắng sắp đến kỳ đóng lãi, rồi tiền ăn, tiền học cho con và vô số các khoản chi tiêu khác đã khiến chị nhiều đêm không ngủ được.

“Đêm dài lắm mộng”, chị L lâm vào trạng thái hoang tưởng không thể kiểm soát được suy nghĩ và hành động. Phải khi biết chị có ý định tự tử thì gia đình mới phát hiện và kịp thời đưa đi bệnh viện.

Lo lắng quá mức: Nguyên nhân gia tăng chứng trầm cảm trong mùa dịch

Trước khi nhập viện, chị L thường đăng những status mất ngủ trên facebook.

Là người điều trị trực tiếp cho các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa, bác sỹ chuyên II Đào Quang Long cho biết: Các bệnh nhân trước khi mắc chứng trầm cảm đều giống nhau ở một điểm, đó là sống nội tâm, nhân cách yếu. Vì vậy trước những áp lực, khó khăn của cuộc sống, họ thường hay lo lắng quá mức. Nếu không được tư vấn kịp thời thì các triệu chứng hồi hộp, mệt mỏi, mất tập trung sẽ xuất hiện, kéo theo đó là tình trạng mất ngủ lâu ngày khiến người bệnh rơi vào ảo giác. Nguy hiểm nhất là người bệnh sẽ luôn có ý định tự sát và đó là nguyên nhân làm gia tăng số vụ tự tử trong cả nước. Đáng nói hơn, vì mặc cảm, ngại dư luận, lại thêm sự thiếu hiểu biết nên khi người bệnh liên tục mất ngủ, thay vì đến Bênh viện tâm thần để được tư vấn và điều trị bài bản thì họ lại tìm đến các bệnh viện đa khoa hoặc tự ý mua thuốc về nhà dùng. Điều đó vô tình làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn và khó chữa hơn so với những người mới chớm bệnh.

Nếu như đa số các bệnh nhân bị trầm cảm vì quá lo lắng trước những áp lực của cuộc sống, của hôn nhân, sự nghiệp… thì anh C.B.D (phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa) lại mất ăn, mất ngủ vì luôn thường trực một nỗi lo “mình sẽ bị nhiễm COVID-19”.

Nỗi sợ của anh lớn đến nỗi, anh bỏ luôn thói quen đi thể dục buổi sáng, hễ đi làm là luôn mang theo bình nước riêng và không tiếp xúc, nói chuyện với ai ngoài những người trong gia đình. Hình như với anh, mọi người xung quanh đều là mầm bệnh, trong khi anh lại có bệnh nền là tiểu đường nên không thể không lo. Lúc đầu, người thân nghĩ anh cẩn thận cũng tốt nhưng gần đây, thấy anh giữa đêm không ngủ mà dậy bật tivi xem thời sự thì mới biết, anh vì quá lo lắng mà đã bị hoang tưởng - một dấu hiệu phổ biến của trầm cảm.

Theo bác sỹ Đào Quang Long: Đại dịch COVID-19 không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng lại gián tiếp làm cho chứng trầm cảm gia tăng trong cộng đồng. Vì đại dịch mà các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, hàng nhìn người lao động bị mất việc làm và không ít người đã không vượt qua dịch bệnh. Đó là những khó khăn chung buộc mỗi người phải chấp nhận và thích nghi, nhưng nhiều người lại chưa có được kỹ năng ấy nên tâm lý lúc nào cũng hoang mang, lo lắng. Điều này sẽ tác động xấu đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Bởi vậy, thay vì bi quan về cuộc sống, mỗi người hãy suy nghĩ lạc quan, tìm hướng giải quyết cho những khó khăn, biến cố và đừng ngại chia sẻ với người thân, bạn bè để giảm áp lực. Hãy luôn tin tưởng rằng, dịch bệnh rồi sẽ qua, còn sức khỏe là còn tất cả.

Mai Vui


Mai Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]