(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ rằm tháng chạp trở đi bà con ở các huyện miền núi Thanh Hóa bắt đầu bước vào mùa thu hoạch lá dong để phục vụ thị trường tết.

Lộc của núi rừng

Từ rằm tháng chạp trở đi bà con ở các huyện miền núi Thanh Hóa bắt đầu bước vào mùa thu hoạch lá dong để phục vụ thị trường tết.

Lộc của núi rừng

Lá dong được thu mua ở các huyện miền núi, tập kết lên xe tải đưa về cung cấp cho thị trường phục vụ Nhân dân trong dịp tết.

Lá dong thường được Nhân dân sử dụng để gói bánh chưng trong dịp tết, vì vậy vào những ngày cận tết, nhu cầu sử dụng lá dong trong các gia đình và các cơ sở làm bánh chưng tăng cao. Lá dong có nhiều nhất ở các huyện miền núi, ngoài trồng ở các vườn thì lá dong rừng được nhiều người tìm hái. Với người dân miền núi lá dong rừng vào dịp tết được xem là lộc của rừng, góp phần giúp cho họ có một cái tết ấm áp hơn nhờ vào tiền bán lá dong.

Lộc của núi rừng

Anh Lê Văn Nam, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành chuyên thu mua lá dong rừng vào dịp gần tết.

Anh Lê Văn Nam ở thôn Vạn Bảo, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành là người nhiều năm thu mua lá dong ở các huyện miền núi phục vụ nhu cầu thị trường trong dịp tết đến, xuân về. Những ngày này anh tất bật đến các huyện Quan Sơn, Mường Lát, Thạch Thành… để thu mua lá dong.

Anh Nam cho biết bắt đầu thu mua lá dong từ rằm tháng chạp cho đến cận tết. Một số người dân ở các huyện Quan Sơn, Mường Lát… chuyên đi hái lá dong để bán đã quen với anh, vì vậy khi bà con hái lá dong xong sẽ tập kết lại và anh đến thu mua rồi chuyển về kho hàng ở xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy. Từ đây các thương lái sẽ đến mua cất và chở đi các huyện miền xuôi, các chợ đầu mối trong tỉnh, đồng thời anh cũng bán lá dong ra Hà Nội.

Ngoài lá dong được trồng ở các vườn nhà thì lá dong rừng sống nhiều ở nhưng nơi đất ẩm, ven khe nước, hoặc ven suối, càng những chỗ độ ẩm cao lá dong lại càng xanh và to, được nhiều người lựa chọn. Lá dong rừng có mùi thơm đặc trưng khi gói để nấu bánh chưng. Hiện nay giá lá dong được anh Nam thu mua của bà con từ 25-30.000 đồng/100 lá, tùy vào chất lượng lá dong mà giá cả cũng khác nhau. Thị trường ưa chuộng nhất loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói và cho bánh màu xanh đẹp. Năm nay thời tiết lạnh nên lá dong cũng để được lâu hơn, dễ bảo quản. Mỗi vụ anh Nam thu mua hơn 3 triệu lá dong, giúp anh có thêm thu nhập cũng như góp phần giúp bà con ở vùng miền núi có tết đủ đầy hơn từ bán lá dong.

Những năm gần đây nhu cầu thị trường tăng, lá dong anh thu mua trong tỉnh không đủ đã phải nhập thêm lá dong từ bên Lào về thông qua Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo.

Lộc của núi rừng

Lá dong sau khi thu mua sẽ được tập hợp, phân loại để cung cấp cho các đầu mối sỉ, lẻ, phục vụ thị trường.

Còn anh Bùi Anh Năng ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành cho biết những ngày này bà con xã anh đã bắt đầu thu hoạch lá dong để bán, nhưng tất bật và rộ nhất là từ 23 tháng chạp. Bà con sẽ hái lá dong và bán ở chợ, ven đường Hồ Chí Minh. Trước đây, bà con thường thu hoạch lá dong rừng để bán, những năm gần đây nhiều hộ trồng dong ở vườn nhà, vườn đồi gia đình.

Ngược ngàn lên miền Tây xứ Thanh, dọc bên đường những người phụ nữ với chiếc gùi nặng trĩu lá dong xanh mướt, những chiếc xe tải chất đầy lá dong hối hả hướng về xuôi… Rồi mai đây, khi lá dong về phố sẽ góp phần đem đến những chiếc bánh chưng xanh mang hương tết đến mọi nhà.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]