(vhds.baothanhhoa.vn) - Người nhà đưa bệnh nhân đến bệnh viện, mục đích là chữa lành, hồi sinh. Khi đã đạt được mục đích, họ vô tư cầm tờ giấy xuất hiện và ra về. Ít ai nghĩ đến việc vật lý trị liệu - phục hồi chức năng (VLTL - PHCN ). Trong khi, đây là một quá trình cực kì quan trọng trong việc phục hồi lại các chức năng do các bệnh lý gây ra như sau tai biến mạch máu não, sau gãy xương do chấn thương, sau phẫu thuật và một số bệnh lý về cơ xương khớp, thần kinh.

Mảnh ghép cuối cùng hoàn thành sứ mệnh hồi sinh

Người nhà đưa bệnh nhân đến bệnh viện, mục đích là chữa lành, hồi sinh. Khi đã đạt được mục đích, họ vô tư cầm tờ giấy xuất hiện và ra về. Ít ai nghĩ đến việc vật lý trị liệu - phục hồi chức năng (VLTL - PHCN ). Trong khi, đây là một quá trình cực kì quan trọng trong việc phục hồi lại các chức năng do các bệnh lý gây ra như sau tai biến mạch máu não, sau gãy xương do chấn thương, sau phẫu thuật và một số bệnh lý về cơ xương khớp, thần kinh.

Mảnh ghép cuối cùng hoàn thành sứ mệnh hồi sinh

Vật lý trị liệu là một quá trình cực kì quan trọng trong việc phục hồi lại các chức năng do các bệnh lý gây ra.

Chuyện ghi ở "hành lang vui vẻ"

Cẩn thận bước những bước ngắn, nhẹ nhàng trên đôi nạng gỗ dưới sự hỗ trợ của mẹ, Nguyễn Cường (11 tuổi) ở Tĩnh Gia cười, khoe với mọi người: “Con sắp được đá bóng rồi ạ”.

Gần 4 tháng trước, Cường đang đi xe đạp thì bất ngờ bị xe container tông. Vụ tai nạn khiến đôi chân của em bị thương nghiêm trọng có nguy cơ phải cắt bỏ một bên lên tới đầu gối. Người mẹ hoảng loạn, cầu xin bác sĩ giữ lại chân cho con. Sau khi thăm khám, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa khẳng định sẽ cố gắng làm hết sức để giữ bằng được đôi chân cho bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân trẻ vì các em còn cả một cuộc đời dài phía trước. Và nếu chăm chỉ tập luyện theo đúng phác đồ điều trị thì em có thể sẽ không bị tật, đi đứng bình thường như bao đứa trẻ khác. Cuộc phẫu thuật thành công, các bác sĩ giữ được chân cho Cường, song sau đó Cường phải trải qua quá trình tập VLTL-PHCN rất gian nan, cần nhiều thời gian, sự kiên trì, lòng quyết tâm của cả bệnh nhân và đội ngũ y, bác sĩ Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Hằng ngày Cường thường tập luyện với bác sĩ khoảng 20 - 30 phút. Ngoài ra, mẹ sẽ cho em luyện tập thêm khi rảnh. Hiện tại, chân của Cường đã hồi phục được khoảng 60%, em có thể chống nạng đến phòng trị liệu một mình. Dự tính, 1 - 2 tháng tới, Cường sẽ có thể chạy, nhảy bình thường.

“PHCN sớm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tránh được các thương tật thứ cấp và rút ngắn thời gian điều trị cũng như phục hồi ở giai đoạn sau”, BSCK1 Trịnh Văn Tâm, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng cho biết.

Nằm ở giường bệnh kế bên, bà Nguyễn Thị Tám (57 tuổi) ở xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa cứ xuýt xoa khen các bác sĩ ở khoa nhiệt tình, niềm nở. Bà nhập viện trong tình trạng bị thoái hóa đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm cột sống, đi lại khó khăn, không cúi được, thậm chí không thể trở mình. Sau khi thăm khám, bác sĩ Tâm xoa bóp phần lưng và bấm vào một điểm giữa cột sống, bà “á” lên một tiếng đau đớn rồi thở nhẹ, gương mặt giãn ra, những cơn đau dịu lại. Bà ngồi dậy luôn lúc đó. Biết đã đến đúng nơi, tìm được đúng thầy, đúng thuốc, bà ở lại điều trị luôn cho đến giờ.

“Vị bác sĩ thứ ba” thầm lặng

Hẹn gặp bác sĩ Tâm vào giờ nghỉ trưa, được anh chia sẻ về những băn khoăn, trăn trở của mình, rằng làm thế nào để giúp người dân hiểu và quan tâm nhiều hơn tới VLTL-PHCN. Bởi, cùng với phòng và chữa bệnh, VLTL- PHCN tạo nên thế kiềng 3 chân vững chắc trong sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân. Ấy vậy mà, nó lại không được quan tâm đúng mức.

Mảnh ghép cuối cùng hoàn thành sứ mệnh hồi sinh

Trung bình mỗi tháng Khoa Phục hồi chức năng tiếp nhận, chăm sóc, điều trị và VLTL-PHCN cho khoảng 200 bệnh nhân.

Lấy ví dụ của một người bị chấn thương cột sống sẽ rõ vị “bác sĩ thứ ba” làm được gì cho bệnh nhân. Ra khỏi phòng mổ, cột sống xem như “qua cơn nguy kịch”, việc còn lại là đưa nó hoạt động trở lại như chiếc “cột cái” chống đỡ, xoay trở cơ thể. Cái đích cần đến là dìu được bệnh nhân ngồi dậy, đi lại, tắm rửa, tưới cây, thể thao, công tác... Để làm được, VLTL-PHCN có thể huy động hầu hết “khí tài” (quang trị liệu, nhiệt trị liệu, siêu âm trị liệu, vận động trị liệu... kết hợp xoa bóp, bấm huyệt) giúp đốt sống, đĩa đệm, dây chằng hoạt động trơn tru trở lại cùng sự giúp sức của hệ tuần hoàn, thần kinh...

Trước khi gắn bó với Khoa Phục hồi chức năng, bác sĩ Trịnh Văn Tâm từng có thâm niên hàng chục năm làm việc tại Khoa Chấn thương - Chỉnh hình. Tại đây, anh dành nhiều trăn trở với những bệnh nhân bị tàn phế, cơ thể co cứng hoặc liệt tay, chân; tổn thương vận động, ngôn ngữ và trí tuệ… khi xem nhẹ việc VLTL-PHCN sau phẫu thuật. Họ có thể vì thiếu hiểu biết và hạn chế về tài chính nên đã bỏ phí đời mình ở xó nhà, góc bếp, tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội. Từ đó, anh chủ động học thêm kĩ năng xoa bóp, bấm huyện kết hợp VLTL-PHCN từ các tài liệu y khoa, hội thảo khoa học…

Trong quá trình công tác tại Khoa Chấn thương - Chỉnh hình anh cũng vận dụng những kiến thức sẵn có hỗ trợ, tư vấn chăm sóc và tập VLTL cho nhiều bệnh nhân với mục địch giúp họ phục hồi lại các chức năng của cơ thể, ngăn ngừa tái phát bệnh sau điều trị, duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định sống vui khỏe với gia đình và những người xung quanh.

Theo bác sĩ Tâm, trung bình mỗi tháng khoa tiếp nhận, chăm sóc, điều trị và VLTL-PHCN cho khoảng 200 bệnh nhân, thuộc các nhóm bệnh: Tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, tổn thương cột sống, chấn thương chỉnh hình, các bệnh lý về xương khớp... Trên 90% bệnh nhân xuất viện hồi phục hoàn toàn, có thể lao động và sinh hoạt bình thường.

Với lợi ích lớn lao, chắc chắn VLTL - PHCN sẽ có một vị trí không kém cạnh hai “đồng nghiệp” phòng và chữa bệnh trong sứ mệnh chăm sóc sức khỏe.

Tăng Thúy


Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]