(vhds.baothanhhoa.vn) - Được mệnh danh là một trong những loài cá kỳ lạ nhất hành tinh, vừa biết lặn, chạy trên mặt nước, trên cạn, vừa biết leo cây, cá còi được biết đến như một loại cá đặc sản hiếm có của rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa).

Mùa cá còi

Được mệnh danh là một trong những loài cá kỳ lạ nhất hành tinh, vừa biết lặn, chạy trên mặt nước, trên cạn, vừa biết leo cây, cá còi được biết đến như một loại cá đặc sản hiếm có của rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa).

Mùa cá còi

Mùa vụ để bắt được cá còi ở đây chủ yếu vào tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch.

Loài cá kỳ lạ nhất hành tinh

Những ngày này, vùng biển xã Đa Lộc bắt đầu ngày mới sớm hơn ở những vùng quê khác. 5 giờ sáng, mặt trời nhô lên khỏi mặt biển chừng mấy cây sào. Trong các thôn Ninh Phú, Đông Hòa… đã nghe tiếng í ới gọi nhau đi “săn” cá còi. Rồi từng tốp người lần lượt đi ra bãi biển, chờ nước biển rút xuống là xắn ống quần cao quá gối bắt đầu cuộc đi “săn”.

Mùa vụ để bắt được cá còi ở đây chủ yếu vào tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch. Vì vào thời điểm này cá còi sinh sôi nảy nở nhiều nên cũng là lúc đi săn thích hợp và hiệu quả nhất. Cũng không biết vì lý do gì, cá còi chỉ có ở vùng bãi triều mấy xã ven biển huyện Hậu Lộc, trong đó bãi triều xã Đa Lộc là nhiều nhất.

Mùa cá còi

Không biết vì lý do gì, cá còi chỉ có ở vùng bãi triều mấy xã ven biển huyện Hậu Lộc, trong đó bãi triều Đa Lộc là nhiều nhất

Bà Vũ Thị Thuận ở thôn Đông Hòa, xã Đa Lộc vừa thoăn thoắt lội trên lớp bùn sình lầy, vừa vui vẻ trò chuyện. Trong câu chuyện, tôi thông tin cá còi là 1 trong 6 động vật kỳ lạ nhất hành tinh. Nghe thế, bà cười sặc sụa, nói: “Thật hay giả đó cô?”. “Tôi bắt cá còi đến nay đã hơn 30 năm, giờ mới lần đầu tiên nghe nói”. “Nhưng nó kỳ lạ thế nào, cô nói nghe thử coi”.

Hỏi cho vui, cho có chuyện vậy thôi, chứ dân miền biển Hậu Lộc đặc biệt là các bà, các mẹ xưa nay chân lấm tay bùn, chẳng ai thèm quan tâm đến việc quốc tế người ta gọi cá còi là gì, nó có quý hiếm ra sao.

Mùa cá còi

Bà Thuận mới lần đầu nghe chuyện “cá còi là động vật kỳ lạ nhất hành tinh”, nhưng lại có những hiểu biết về cá còi không thua gì các nhà khoa học.

Bà tả: Ngay từ hình dáng, cá còi đã tỏ ra “dị hợm” so với các loài cá thông thường bởi đôi mắt lồi như mắt ếch, nhô hẳn trên đỉnh đầu. Cái tên gọi “thòi lòi” bắt nguồn từ chính đôi mắt này. Hay cái tên cá còi, là tiếng người dân vùng biển Hậu Lộc đặt cho nó bởi thân hình nhỏ nhắn, còi cọc. Nhưng điều lạ lùng khiến cá còi chẳng giống bất cứ loài cá nào là ở chỗ chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi… ngay trên cạn một cách rất điêu luyện.

Mùa cá còi

Cá còi khác so với các loài cá thông thường bởi đôi mắt lồi như mắt ếch, nhô hẳn trên đỉnh đầu. Cái tên gọi “thòi lòi” bắt nguồn từ chính đôi mắt này.

Điều làm nên sự “phi thường” này chính là cấu tạo cơ thể khá đặc biệt: Cá còi thở bằng phổi và mang nên chúng có thể hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch và đôi vây trước có hệ cơ phát triển đóng vai trò như một đôi “tay”.

Cũng nhờ cấu tạo cơ thể đặc biệt mà cá còi còn có một khả năng hy hữu khác là… leo cây. “Dân ở đây thường gọi còi là cá leo cây. Rất nhiều lần khi đi thuyền ngoài ruộng tôm, ruộng ngao, tôi chứng kiến chúng làm nhiều “trò khỉ” như trèo vắt vẻo trên những cây sú, vẹt… nhưng có người đến gần thì chúng nhảy tõm xuống bùn”, bà Thuận kể.

Mùa cá còi

Những bãi bồi nhiều bùn lầy thuộc cửa sông, biển, nơi mực nước không cao và lên xuống trong ngày là địa bàn “yêu thích” của chúng.

Cũng theo bà Thuận, cá còi thường chọn nơi “hiểm” để đào hang trú ẩn như các lùm cây, kẹt rễ um tùm. Hang của chúng có thể sâu đến 2 m, với nhiều ngóc ngách.

Thói quen của cá còi khá dễ nhận biết, nước ròng thì chui vào hang, nước lớn thì ra ngoài kiếm ăn. Những bãi bồi nhiều bùn lầy thuộc cửa sông, biển, nơi mực nước không cao và lên xuống trong ngày là địa bàn “yêu thích” của chúng.

Mùa cá còi

Có nhiều cách để bắt cá còi như dùng cần câu để câu, thả lưới… Nhưng cơ bản nhất vẫn là dùng tay đào theo hang mà cá đang trốn dưới lớp bùn.

Có nhiều cách để bắt cá còi như dùng cần câu để câu, thả lưới… Nhưng cơ bản nhất vẫn là dùng tay đào theo hang mà cá đang trốn dưới lớp bùn. Người không có kinh nghiệm thọc tay vào miệng hang bên này cá sẽ nhảy ra đằng miệng hang bên kia cho nên phải một tay thụt hang một tay chặn “ngách”, có khi còn phải sử dụng cả chân, nếu đó là hang 3 miệng. Cá còi có đặc điểm nhanh lẹ. Chỉ có thể bắt được chúng khi ở trong hang. Nếu cá còi thoát ra ngoài thì khó có thể bắt được.

Mùa cá còi

Cá còi có đặc điểm nhanh lẹ. Chỉ có thể bắt được chúng khi ở trong hang. Nếu cá còi thoát ra ngoài thì khó có thể bắt được.

“Hành nghề” săn cá còi chủ yếu là chị em, số ít nam giới và một vài trẻ em. “Tôi làm nghề bắt cá còi này từ khi mới lớn cơ. Nghề này có từ thời ông cha. Tôi cũng không biết vì sao ở quê tôi cá còi nhiều đến như thế. Ngày trước, chỉ số ít người dân quê tôi đi “săn” cá. Bây giờ đông hơn, thời gian cá sinh sản có đến cả trăm người đi “săn” nên cá cũng thưa dần”, bà Thuận chia sẻ.

Cá còi “lên đời”

Mùa cá còi

Trở thành một món ăn đặc sản, được ưa chuộng không chỉ tại nơi sinh ra nó, mà còn tận các nhà hàng ở Hà Nội và xa hơn là Trung Quốc.

Theo bà Thuận thì trái với vẻ gớm ghiếc bề ngoài, thịt cá còi rất mềm và thơm ngon. Điểm đặc biệt là thịt cá sau khi chế biến, để nguội vẫn không có mùi tanh. Người Hậu Lộc hay nói: “Cá còi dễ ăn”, nghĩa là nấu kiểu gì ăn cũng ngon và người có khó tính mấy cũng ăn được.

Những bữa cơm đạm bạc của người bình dân xưa thường chỉ có cá còi kho tiêu, kho lạt, những đêm thức canh chòi thì nấu cháo cá còi. Những người lớn tuổi ven biển Hậu Lộc xưa có một cách ăn là dùng đũa gắp cái đầu con cá còi rồi bỏ vào miệng tuột một cái, trên đầu đũa chỉ còn lại bộ xương cá. Họ bảo: “Con cá còi khúc đuôi và đầu có vị ngon khác nhau, biết khách khứa thích khúc nào mà để lại, thôi thì ăn nguyên con cho đẹp lòng nhau, cho xứng tầm cỡ "xứ sở cá còi”.

Mùa cá còi

Trở thành một món ăn đặc sản, được ưa chuộng không chỉ tại nơi sinh ra nó, mà còn tận các nhà hàng ở Hà Nội và xa hơn là Trung Quốc. Đó cũng là một trong những lý do khiến cá còi hiện chưa kịp lớn đã… “qua đời”. Chưa kể, những năm gần đây vùng triều này đang bị nhiều hộ gia đình cắm cọc đổ cát để nuôi ngao nên diện tích để cho cá còi sinh sống ngày một thu hẹp.

Có lúc tôi ngồi ngẫm nghĩ, giá mà sinh thái vùng ven biển Hậu Lộc giữ được như xưa, mật độ cá còi cũng y như thế thì với giá 200 - 300 ngàn/1kg cá còi như hiện nay nông dân ở đây chắc sẽ làm giàu như chơi.

Giờ đây, đời sống sôi động mùa cá còi và những bữa cơm bình yên không còn nữa, thay vào đó là những ông chủ vuông tôm, vuông ngao ngày đêm nơm nớp lo âu bởi các căn bệnh của tôm, của ngao. Mỗi một vùng, miền có riêng một sản vật, một tập quán đẹp để tạo ra bản sắc của vùng, miền ấy. Cá còi nếu mất đi thì một trong những nét riêng của vùng biển ấy cũng sẽ nhạt dần.

Mùa cá còi

Với việc khai thác triệt để bằng nhiều hình thức như hiện tại, chẳng mấy mà cá còi sẽ như bao loài khác “tuyệt chủng”.

Ngày quốc tế về trái đất (ngày 24-2-2011), Tổ chức Sinh vật thế giới đã đề cập đến một số con vật kỳ lạ mà hiểu biết của con người về chúng còn khá sơ sài. Trong số 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh” được nêu danh có cá còi hay còn gọi là cá thòi lòi. Chúng được các nhà khoa học thế giới quan tâm đến như một hình mẫu về tiến hoá.

Tăng Thúy


Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]