(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhìn lại năm 2022, trên địa bàn huyện Mường Lát thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều trận mưa to kèm theo gió lốc gây sạt lở đất, lũ lụt... ước tính tổng thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 5 tỷ 375 triệu đồng. Năm 2023 xảy ra rét đậm, rét hại làm chết nhiều gia súc. Đặc biệt, ngày 25-3 xảy ra mưa đá tại khu vực thị trấn và các xã: Tam Chung, Mường Lý, Pù Nhi, Nhi Sơn. Ngày 7-5 xảy ra trận lốc xoáy kéo dài hơn 1 giờ làm sập 1 ngôi nhà, 44 nhà bị tốc mái.

Mường Lát chủ động ứng phó với thiên tai

Nhìn lại năm 2022, trên địa bàn huyện Mường Lát thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều trận mưa to kèm theo gió lốc gây sạt lở đất, lũ lụt... ước tính tổng thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 5 tỷ 375 triệu đồng. Năm 2023 xảy ra rét đậm, rét hại làm chết nhiều gia súc. Đặc biệt, ngày 25-3 xảy ra mưa đá tại khu vực thị trấn và các xã: Tam Chung, Mường Lý, Pù Nhi, Nhi Sơn. Ngày 7-5 xảy ra trận lốc xoáy kéo dài hơn 1 giờ làm sập 1 ngôi nhà, 44 nhà bị tốc mái.

Mường Lát chủ động ứng phó với thiên taiDo địa hình đồi dốc, chia cắt bởi các dãy núi nên huyện Mường Lát thường xuyên xảy ra sạt lở đất, đá vào mùa mưa, bão.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mường Lát Hoàng Văn Dũng, cho biết: Trước mùa mưa lũ năm nay UBND huyện đã củng cố lại ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp; tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCTT trên các phương tiện thông tin cho Nhân dân; tổ chức tập huấn, diễn tập PCTT&TKCN sẵn sàng phối hợp với các lực lượng xử lý kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, huyện đã rà soát các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét cao, vùng thường xuyên ngập lụt như các hộ dân sống ven sông Mã, các con suối thường xuyên có nước dâng cao gây ra lũ, lụt; các địa điểm thường xuyên sạt lở đất làm tắc nghẽn giao thông ở Quốc lộ 15C, Quốc lộ 16, tỉnh lộ 521D, tỉnh lộ 521E và các tuyến đường liên thôn, liên bản.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của huyện đã quán triệt triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về PCTT-TKCN; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác PCTT những năm qua, tiếp tục có phương án phù hợp, sát với thực tế. Chỉ đạo các xã, thị trấn kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình thủy lợi; xác định các vị trí, khu vực xung yếu; tổ chức các lực lượng xung kích, lực lượng tuần tra cắm biển báo tại các khu vực nguy hiểm; kiểm tra công tác chuẩn bị PCTT&TKCN theo phương châm “4 tại chỗ” từ cấp huyện đến cơ sở, phù hợp với nguồn lực của địa phương. Rà soát, bổ sung các phương tiện cứu hộ, cứu nạn, công tác chuẩn bị tại các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn cùng các phương tiện, vật tư, lực lượng phục vụ trong mùa mưa bão. Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất khử trùng tiêu độc, xăng, dầu...

Là địa bàn hàng năm thường xảy ra nhiều loại hình thiên tai, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Chung Lò Thị Ly Sa, cho biết: Từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn xã chịu ảnh hưởng của 2 trận giông lốc. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã đã rút kinh nghiệm, chỉ đạo các thôn, bản trực 24/24 giờ trong đợt cao điểm mùa mưa lũ; theo dõi sát tình hình diễn biến thời tiết, báo cáo và xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chằng néo nhà cửa để phòng chống giông lốc, gió xoáy; có phương án dự trữ vật tư, hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân; tổ chức rà soát các điểm dân cư có nguy cơ sạt lở cao, kiên quyết cưỡng chế di dời các hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.

Với sự chuẩn bị tích cực trong công tác PCTT&TKCN, huyện Mường Lát đang chủ động các phương án ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn.

Bài và ảnh: Tiến Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]