(vhds.baothanhhoa.vn) - Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Bá Thước những ngọn núi cao và rừng cây xanh thẳm. Cũng nhờ vậy, mà người dân nơi đây đã có thêm nguồn thu nhập từ việc hái măng rừng. Có dịp theo chân các chị ở thôn Cun Láo, xã Điền Trung, huyện Bá Thước đi bẻ măng dưới những tán rừng nứa, rừng luồng, chúng tôi mới thấu hiểu hơn về những nỗi nhọc nhằn vất vả mưu sinh...

Mưu sinh giữa đại ngàn

Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Bá Thước những ngọn núi cao và rừng cây xanh thẳm. Cũng nhờ vậy, mà người dân nơi đây đã có thêm nguồn thu nhập từ việc hái măng rừng. Có dịp theo chân các chị ở thôn Cun Láo, xã Điền Trung, huyện Bá Thước đi bẻ măng dưới những tán rừng nứa, rừng luồng, chúng tôi mới thấu hiểu hơn về những nỗi nhọc nhằn vất vả mưu sinh...

Mưu sinh giữa đại ngàn

Người dân bắt đầu lên rừng bẻ măng.

Sau những cơn mưa, là lúc những búp măng mọc lên trên khỏi mặt đất. Măng rừng có nhiều loại: măng nứa, măng mai, măng luồng, măng lộc ngộc… tùy vào thời điểm mà phát triển. Ở đây, chủ yếu có măng nứa và măng luồng. Nhưng đối với cây luồng thường thì người dân để thu hoạch lấy cây nhiều hơn là lấy măng. Còn măng nứa mọc quanh năm, như một món quà của đại ngàn, lộc của rừng mà người dân vùng cao có thể quanh năm lên hái.

Mưu sinh giữa đại ngàn

Mọi người thường lên núi bẻ măng từ lúc sáng sớm, tầm 5h - 6h sáng và về lúc chiều muộn để có thể tránh nắng nóng. Đó cũng là một thói quen dậy sớm của người dân vùng cao.

Mưu sinh giữa đại ngàn

Búp măng chồi lên khỏi mặt đất rất khó nhìn thấy, vì lẫn với cây rừng.

Những người chưa từng lăn lộn ở vùng này thì thật khó để phát hiện ra những búp măng tươi xanh, vì màu sắc của búp măng lẫn với cây cỏ xung quanh.

Chị Cao Thị Hằng, thôn Cun Láo, xã Điền Trung (Bá Thước) thường ngày vẫn hay lên núi bẻ măng chia sẻ: “Đi núi như thế này nhiều nguy hiểm lắm, muỗi, vắt cắn là chuyện thường tình, nên tôi phải trùm kín mít từ đầu tới chân”.

“Vào mấy đợt mưa xong, mỗi bụi phải có đến 5-6 búp, bẻ là được gần 10kg, tôi bán được 15 nghìn/kg”, chị Hằng chia sẻ thêm.

Mưu sinh giữa đại ngàn

Chị Cao Thị Hằng gọt bỏ những phần không ăn được của búp măng.

“Các chị vất vả lắm, lên núi cao đi đường dài để bẻ măng mưu sinh, ngoài nghề này các chị còn nhận thêm cày bừa, chặt luồng, rồi nhiều nghề khác để nâng cao thu nhập”, bác Quyên tâm sự với chúng tôi.

Mưu sinh giữa đại ngàn

Bác Quyên vui mừng vì bẻ được nhiều măng.

“Mồ hôi nhễ nhại, chân tay mỏi rời vì leo núi, muỗi thì liên tục tấn công, chúng tôi còn phải coi chừng những con vắt đáng sợ. Thế nhưng chúng tôi vẫn vui vẻ...”, bác Quyên nói thêm.

Mưu sinh giữa đại ngàn

Các chị nghỉ ngơi uống nước, tranh thủ gọt măng sau thời gian đi bẻ.

Đi bộ cả chục cây số leo lên núi để hái măng, nhọc nhằn là thế, nhưng những cô thôn nữ vùng cao này vẫn luôn nở một nụ cười lạc quan. Với họ, mưu sinh giữa đại ngàn là một công việc tuy rất vất vả, lặng lẽ, nhưng dù sao cũng phần nào mang lại thu nhập và cuộc sống ấm no cho họ.

Chu Thúy Quỳnh


Chu Thúy Quỳnh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]