(vhds.baothanhhoa.vn) - Xoay quanh vấn đề xây dựng thôn thông minh và xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với các ông: Lê Xuân Lâm, Trưởng Phòng Quản lý Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông; Phạm Văn Định, Chủ tịch UBND xã Hà Sơn (Hà Trung); Hà Xuân Lãm, trưởng thôn Chợ Rủn, xã Đông Khê (Đông Sơn).

Nâng tầm nông thôn mới - nhìn từ câu chuyện chuyển đổi số: Khó khăn và thách thức

Xoay quanh vấn đề xây dựng thôn thông minh và xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với các ông: Lê Xuân Lâm, Trưởng Phòng Quản lý Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông; Phạm Văn Định, Chủ tịch UBND xã Hà Sơn (Hà Trung); Hà Xuân Lãm, trưởng thôn Chợ Rủn, xã Đông Khê (Đông Sơn).

Tin liên quan:
  • Nâng tầm nông thôn mới - nhìn từ câu chuyện chuyển đổi số: Khó khăn và thách thức
    Khi công nghệ về làng

    Không ai còn nhớ rõ, hộ gia đình nào kết nối mạng wifi, có điện thoại di động mạng 3G, 4G đầu tiên trong thôn. Chỉ biết, nhờ những phương tiện, thiết bị trên, nhiều người dân trong thôn đã sử dụng thành thạo mạng xã hội zalo, facebook…

Ông Lê Xuân Lâm: Chuyển đổi số là một thách thức không nhỏ

Nâng tầm nông thôn mới - nhìn từ câu chuyện chuyển đổi số: Khó khăn và thách thức

PV: Xây dựng thôn thông minh và xã NTM kiểu mẫu, thuận cũng có mà khó cũng nhiều, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Ông Lê Xuân Lâm: Bước đầu gắn với chuyển đổi số trong người dân, bằng sự vào cuộc của các cấp, các ngành, bà con, Nhân dân đã từng bước chuyển đổi sang sử dụng điện thoại thông minh, từng bước chuyển đổi công dân số.

Hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông đã được các doanh nghiệp quan tâm, mở rộng đến các thôn, bản với chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu của chính quyền và người dân. Các doanh nghiệp cung cấp nền tảng số đã tư vấn, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện từng địa phương, đặc biệt là lựa chọn, xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Tuy nhiên, đối với người đứng đầu của tổ chức, doanh nghiệp, năng lực, kiến thức và kỹ năng hoạt động trên môi trường số còn hạn chế, kinh nghiệm về ứng dụng, khai thác công nghệ chưa nhiều. Trong thời gian ngắn, chưa thấy rõ được vai trò, ý nghĩa, lợi ích trong chuyển đổi số, chưa nhận biết lợi ích khi chuyển đổi quy trình trong quản lý, sản xuất, kinh doanh… Khi nhận thức chưa thay đổi, kiến thức hạn chế thì chuyển đổi số vẫn là một thách thức không nhỏ.

Các nội dung tiêu chí về thông tin và truyền thông là mới, chưa có tiền lệ, do vậy, chưa đánh giá khách quan ưu, nhược điểm của các giải pháp công nghệ để giúp chính quyền địa phương có đủ thông tin để đưa ra lựa chọn phù hợp. Bên cạnh đó, một số nội dung tiêu chí trong chuyển đổi số có thể tốn kinh phí đầu tư, trong khi năng lực tài chính của chính quyền, người dân còn khá hạn chế.

Đối với chỉ tiêu tỷ lệ nhà ở trong thôn được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số đạt 100%. Đây đang là khó khăn trong việc triển khai xây dựng thôn thông minh, do hiện nay mã địa chỉ số mà Bưu điện Việt Nam dự kiến bàn giao cho sở không đảm bảo được các yêu cầu thông tin cần thiết cho việc triển khai mã địa chỉ số. Việc này sở cũng đã có các văn bản kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền.

PV: Tiêu chí mới ban hành, việc triển khai, thực hiện của các địa phương như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Xuân Lâm: Để triển khai tốt theo yêu cầu, các cấp, các ngành đã vào cuộc, tích cực tham gia, các doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số đã đồng hành cùng các địa phương. Chính quyền đã thành lập, kiện toàn lại các ban chỉ đạo chuyển đổi số thống nhất từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; các thôn, bản thành lập tổ công nghệ số cộng đồng; lực lượng này đã được tập huấn, đào tạo thông qua nhiều hình thức như trực tuyến, trực tiếp để triển khai, thực hiện theo mục tiêu đã đề ra.

Nhiều phương thức thông tin, tuyên truyền về NTM, chuyển đổi số được triển khai thực hiện như trên hệ thống truyền thanh, trang thông tin điện tử, các nhóm mạng xã hội zalo, facebook… đến người dân, để người dân biết, hiểu và cùng vào cuộc để xây dựng xã NTM kiểu mẫu gắn với công tác chuyển đổi số tại địa phương.

Ông Phạm Văn Định: Vẫn còn nhiều khó khăn

Nâng tầm nông thôn mới - nhìn từ câu chuyện chuyển đổi số: Khó khăn và thách thức

PV: Theo lộ trình, năm 2022 xã Hà Sơn (Hà Trung) sẽ về đích NTM kiểu mẫu. Đến thời điểm này, xây dựng thôn thông minh còn gặp những khó khăn gì, thưa ông?

Ông Phạm Văn Định: Quan trọng nhất, theo tôi vẫn là làm thay đổi nhận thức, thói quen truyền thống trong sinh hoạt và các giao dịch tài chính hàng ngày của người dân. Lúc đầu người dân vẫn còn mơ hồ. Quá trình triển khai từ xã xuống thôn, qua nhiều cuộc hội nghị đã tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân về những tiện ích của thôn thông minh. Qua triển khai, người dân cũng đã thấy được sự tiện ích này nên đồng tình hưởng ứng.

Tuy nhiên, còn rất nhiều khó khăn bất cập, đó là tiêu chí nếu hoàn thành phải có sự vào cuộc của nhiều cơ quan, đơn vị, sự phân định trách nhiệm nghĩa vụ giúp địa phương thực hiện, vì nhiều nội dung xã, thôn không có khả năng thực hiện, nguồn lực khó khăn, hạn chế về công tác tập huấn hướng dẫn…

Ông Hà Xuân Lãm: Bước đầu đã có những hiệu ứng tích cực

Nâng tầm nông thôn mới - nhìn từ câu chuyện chuyển đổi số: Khó khăn và thách thức

PV: Thôn Chợ Rủn được chọn xây dựng mô hình thôn thông minh. Thực tế đã triển khai như thế nào thưa ông?

Ông Hà Xuân Lãm: Cán bộ, Nhân dân thôn Chợ Rủn chúng tôi rất vinh dự khi được chọn xây dựng mô hình thôn thông minh. Qua triển khai về chủ trương, mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng thôn thông minh, bước đầu nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và Nhân dân chưa hiểu nên gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, kiến thức của Nhân dân về công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.

Song, với sự quyết tâm của chi ủy, chi bộ, ban công tác mặt trận thôn cùng sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo Nhân dân đã thống nhất chủ trương và tiến hành thực hiện mục tiêu trở thành thôn thông minh. Ngày 22-8-2022, thôn Chợ Rủn tổ chức ra mắt mô hình này. Đến nay, bước đầu đã có những hiệu ứng tích cực. Hiện, thôn đã thành lập nhóm zalo cộng đồng dân cư có trên 80% số hộ tham gia, số hộ có điện thoại thông minh đạt 97%, số hộ dùng mạng wifi, 3G, 4G đạt 98%...

An Diệp (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]