(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau 4 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Thanh Hóa đã có 236 sản phẩm được công nhận OCOP ở các mức độ, trong đó Nga Sơn là huyện dẫn đầu. Phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với ông Thịnh Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn để làm rõ hơn những kết quả đạt được.

Nga Sơn: Nỗ lực xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP

Sau 4 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Thanh Hóa đã có 236 sản phẩm được công nhận OCOP ở các mức độ, trong đó Nga Sơn là huyện dẫn đầu. Phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với ông Thịnh Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn để làm rõ hơn những kết quả đạt được.

Nga Sơn: Nỗ lực xây dựng và phát triển sản phẩm OCOPÔng Thịnh Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn.

PV: Nga Sơn là đơn vị dẫn đầu về kết quả thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh. Xin ông cho biết những giải pháp để đi đến thành công này?

Ông Thịnh Văn Huyên: Ngay từ những ngày đầu triển khai, huyện Nga Sơn xác định rõ tầm quan trọng của Chương trình OCOP đối với phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Do đó đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cho các xã rà soát, nắm bắt các sản phẩm lợi thế; chú trọng khuyến khích HTX, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cải tiến quy trình, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, hướng các đơn vị đầu tư phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, nhất là sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cói, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, Nga Sơn đã từng bước khắc phục khó khăn, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, các chủ thể sản xuất để xây dựng và phát triển được nhiều sản phẩm OCOP.

Đến nay Nga Sơn đã có 26 sản phẩm OCOP, trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao. Đặc biệt có những chủ thể có từ 4 đến 6 sản phẩm OCOP, như: Hộ kinh doanh Mai Thị Trang (6 sản phẩm); đáng chú ý là sự kết hợp giữa đông trùng hạ thảo với rượu truyền thống Nga Sơn tạo nên sản phẩm “Rượu đông trùng hạ thảo Đăng Khoa” và rượu truyền thống Nga Sơn với mật ong OCOP của các huyện tạo nên sản phẩm “Mật ong đông trùng hạ thảo Đăng Khoa”. Công ty TNHH Ngân Khương phát triển các sản phẩm từ nguyên liệu cói như thảm cói trải sàn, chiếu dệt tay thủ công, chiếu xách tay Ngân Khương, hộp đựng đồ Ngân Khương…

Nga Sơn cũng là huyện tích cực tham gia xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm kết nối các thương hiệu trong và ngoài tỉnh. Đồng thời trên địa bàn huyện đã xây dựng được một cửa hàng giới thiệu, trưng bày các sản phẩm OCOP, thường xuyên giám sát việc sản xuất, quảng bá tiêu thụ sản phẩm…

PV: Được biết, Nga Sơn là huyện ven biển có nhiều đặc sản quý nhưng số lượng sản phẩm OCOP còn khiêm tốn. Thời gian tới, huyện có những định hướng gì để tạo thêm sức lan tỏa của chương trình này?

Ông Thịnh Văn Huyên: Năm 2022, huyện Nga Sơn tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP ở xã các Nga Yên, Nga Liên và xây dựng sản phẩm ẩm thực độc đáo như: đặc sản thịt dê, gỏi cá nhệch. Cùng với đó là việc ban hành các chính sách kích cầu, khen thưởng cho các đơn vị tích cực tham gia xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP...

PV: Xin cảm ơn ông!

Đức Vũ (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]