(vhds.baothanhhoa.vn) - Nghề làm nón lá ở Thọ Lộc (Thọ Xuân) có từ lâu đời, trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng người dân nơi đây vẫn quyết tâm giữ nghề và hiện nghề này mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân trên địa bàn xã.

Nghề làm nón lá ở Thọ Lộc

Nghề làm nón lá ở Thọ Lộc (Thọ Xuân) có từ lâu đời, trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng người dân nơi đây vẫn quyết tâm giữ nghề và hiện nghề này mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân trên địa bàn xã.

Nghề làm nón lá ở Thọ Lộc

Người dân xã Thọ Lộc làm nón lá những lúc nông nhàn.

Cùng cán bộ xã Thọ Lộc, chúng tôi đến thăm gia đình bác Lê Thị Hát, 65 tuổi ở thôn 3, người có thâm niên hàng chục năm làm nón. Bác Hát chia sẻ: Để tạo ra được một chiếc nón đẹp, người làm nón phải trải qua nhiều công đoạn. Từ chọn lá, rẽ lá, là lá, chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản.

Việc lựa chọn nguyên liệu cũng hết sức công phu. Công đoạn nào cũng đòi hỏi người thợ phải rất cẩn thận; khi là lá yêu cầu người thợ phải căn chỉnh nhiệt độ vừa phải để lá thật phẳng nhưng không bị cháy xém; vành nón được làm bằng tre cật vót nhỏ, trơn đều, tuyệt đối không được cong vênh. Khi khâu nón, từng đường kim phải thật đều. Có như vậy, chiếc nón làm ra mới đảm bảo yếu tố vừa chắc chắn, vừa đẹp. Lúc nông nhàn, mỗi ngày vợ chồng bác Hát có thể làm được 5 chiếc nón lá, với giá bán giao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/chiếc (tùy từng loại và theo yêu cầu của khách hàng). Ngoài ra, vợ chồng bác còn đứng ra thu mua sản phẩm nón lá cho người dân trong vùng. Trung bình, mỗi tháng gia đình bác xuất bán khoảng 4.000 đến 5.000 chiếc nón lá ra thị trường các tỉnh phía Bắc, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.

Nghề làm nón lá ở Thọ Lộc

Để làm ra chiếc nón lá, phải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ.

Ông Nguyễn Đức Hạnh, Chủ tịch UBND xã Thọ Lộc, cho biết: Toàn xã Thọ Lộc hiện có trên 400 hộ làm nón lá, tạo việc làm cho 800 lao động. Trung bình mỗi năm, nguồn thu mang lại từ nón lá đạt 4,1 tỷ đồng. Làm nón lá ở đây được người dân địa phương xem như nghề sản xuất chính đem lại thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/người/tháng. Hầu hết các gia đình ở Thọ Lộc đều duy trì nghề làm nón kết hợp với làm ruộng. Nghề này không chỉ thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia mà các cháu học sinh cũng tranh thủ ngoài giờ học giúp bố mẹ đan nón.

Nghề làm nón lá ở Thọ Lộc Nhiều cụ già xem nghề đan nón vừa giúp họ có thêm thu nhập, đồng thời tìm thấy nguồn vui khi tuổi đã xế chiều.

Là nghề tận dụng thời gian nông nhàn, trung bình một ngày, một người có thể làm được từ 1,5 đến 2 chiếc nón. Người trẻ làm nhanh, khéo thì 2,5 -3 chiếc nón. Mỗi chiếc nón bán ra thị trường giá 25.000 đồng đến 50.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, thu nhập bình quân đạt từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.

Nghề làm nón lá ở Thọ Lộc

Sản phẩm nón lá hoàn thiện.

Nghề làm nón lá ở Thọ Lộc

Thu mua sản phẩm nón của người dân trong xã để xuất bán ra thị trường các tỉnh phía Bắc.

Để duy trì và phát triển nghề làm nón, thời gian qua xã Thọ Lộc luôn quan tâm đẩy mạnh các giải pháp duy trì, phát triển ngành nghề, xây dựng kế hoạch, đề án bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển chương trình OCOP, đây là một trong những chỉ tiêu trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Hiện nay, xã đã thành lập được tổ hợp tác sản xuất nón lá; phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường...

Với những nỗ lực cố gắng của chính quyền và người dân, tháng 6-2022, nghề làm nón lá xã Thọ Lộc được UBND tỉnh công nhận là nghề truyền thống. Hiện nay, huyện Thọ Xuân đang xây dựng sản phẩm nón lá Thọ Lộc thành sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]