(vhds.baothanhhoa.vn) - Với 11 huyện miền núi và một số xã miền núi, trung du, Thanh Hóa có nhiều lợi thế phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Đặc biệt, sau khi có chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), nhiều Hợp tác xã (HTX) đã xây dựng được sản phẩm OCOP mật ong.

Nghề nuôi ong - Cơ hội thoát nghèo và làm giàu

Với 11 huyện miền núi và một số xã miền núi, trung du, Thanh Hóa có nhiều lợi thế phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Đặc biệt, sau khi có chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), nhiều Hợp tác xã (HTX) đã xây dựng được sản phẩm OCOP mật ong.

Nghề nuôi ong - Cơ hội thoát nghèo và làm giàuHTX mật ong Hưởng Hoa đã đầu tư công nghệ sản xuất mật ong hiện đại, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: TƯ LIỆU

Mật ong là sản vật quý, có tác dụng tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe, chữa viêm loét dạ dày, đại tràng, ho khan, viêm họng, ứng dụng trong việc làm đẹp. Mật ong có nhiều công dụng với nhiều vi chất, vitamin... rất cần thiết cho con người.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho các huyện miền núi nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển nông, lâm nghiệp. Cùng với đó là sự chăm chỉ, cần cù của người dân lao động đã tạo ra những vùng cây ăn quả ngút ngàn, sản vật đặc trưng truyền thống nổi tiếng của địa phương như mật ong. Để liên kết được các hộ dân đang nuôi ong ở các xã, đưa sản phẩm mật ong đến với người tiêu dùng tốt hơn, sau khi có chương trình OCOP nhiều HTX đã có thêm cơ hội phát triển nghề nuôi ong lấy mật và xây dựng thành sản phẩm OCOP. Đồng thời đầu tư thiết bị, liên kết giữa các hộ tạo nên sản phẩm có giá trị cao như: HTX mật ong Hưởng Hoa đã đầu tư phát triển đàn ong, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư hệ thống máy thủy phân và khử nấm mốc - công nghệ xử lý từ mật ong thô trở thành mật ong tinh nguyên chất để mật ong đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhờ đó, mật ong trở nên sạch, thuần khiết có độ sánh cao, hương thơm tự nhiên đặc trưng, thời gian bảo quản lâu, ít bị xuống màu. Vì vậy, sản phẩm mật ong Hưởng Hoa luôn được khách hàng đánh giá cao và hiện đang phân phối trên khắp cả nước...

Sau hơn 3 năm xây dựng và phát triển, Thanh Hóa đã có 236 sản phẩm OCOP, trong đó có 8 sản phẩm OCOP mật ong. Các sản phẩm mật ong được phát triển ở các huyện miền núi và vùng trung du, xã miền núi của huyện đồng bằng. Trong 2 năm đầu có mật ong 4 mùa hoa rừng nguyên chất (Triệu Sơn) của HTX dịch vụ nông - lâm nghiệp Bình Sơn có quy mô mỗi năm đạt 5,3 tấn với hơn 300 hộ tham gia. Theo đó từ 2020 đến 2022 có: Mật ong rừng Yên Nhân (Thường Xuân), Mật ong rừng Am Các (thị xã Nghi Sơn), Mật ong rừng Pù Luông (Bá Thước), Mật ong thiên nhiên Phượng Nghi (Như Thanh), Mật ong hương rừng đất Cẩm (Cẩm Thủy), Mật ong hoa rừng Thọ Bình (Triệu Sơn) và 1 sản phẩm liên kết phát triển giữa các sản phẩm OCOP mật ong với đông trùng hạ thảo Đăng Khoa (Nga Sơn). Nhìn chung các sản phẩm OCOP mật ong đều do các HTX sản xuất, có quy mô mỗi năm từ 1 - 15 tấn trở lên như: Mật ong Hưởng Hoa (Thạch Thành) do HTX mật ong Hưởng Hoa xây dựng với 400 hộ tham gia. Giá từ 300.000đ/lít, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Không ít hộ đã thoát nghèo và làm giàu từ nghề nuôi ong lấy mật, nhiều hộ đã làm được nhà cao tầng và có kinh tế đầu tư cho con cái học hành thành đạt.

Nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao từ sản phẩm OCOP mật ong, năm 2022 hộ kinh doanh Mai Thị Trang - thị trấn Nga Sơn đã liên kết với các HTX mua sản phẩm OCOP mật ong tạo ra sản phẩm: Mật ong Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa được khách hàng ưa chuộng. Sản phẩm này đang là thế mạnh trên thị trường vì có sự kết hợp giữa 2 loại sản phẩm quý: Mật ong và Đông trùng hạ thảo.

Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]