(vhds.baothanhhoa.vn) - Bằng trách nhiệm và tấm lòng tri ân, những y bác sĩ tại Trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng Người có công Thanh Hóa (phường Quảng Thọ, TP Sầm Sơn) đã xây dựng nên mái nhà chung ấm áp, nghĩa tình. Ở nơi đó, những thương, bệnh binh nặng; thân nhân liệt sĩ; người bị nhiễm chất độc da cam … được sống và điều trị một cách tận tình nhất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngôi nhà chung của những đồng chí, đồng đội…

Bằng trách nhiệm và tấm lòng tri ân, những y bác sĩ tại Trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng Người có công Thanh Hóa (phường Quảng Thọ, TP Sầm Sơn) đã xây dựng nên mái nhà chung ấm áp, nghĩa tình. Ở nơi đó, những thương, bệnh binh nặng; thân nhân liệt sĩ; người bị nhiễm chất độc da cam … được sống và điều trị một cách tận tình nhất.

Ngôi nhà chung của những đồng chí, đồng đội…

Thương binh Mai Trọng Bái (bìa trái).

Vừa được các điều dưỡng thay chiếc áo mới, thương binh Mai Trọng Bái (tỷ lệ thương tật 100%) vui mừng ra mặt. Ông Bái nói, hôm nay trở trời, toàn thân đau mỏi nên vừa xuống giường, ra ngoài hít hà không khí. Tuy nhiên, khi y sĩ Đỗ Thị Ban khuyên bảo, trời đầu đông, gió lạnh, không nên ra ngoài, sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Ông Bái hiểu ý, nhanh chóng trở về phòng của mình.

Ở cái tuổi 85, thương binh Mai Trọng Bái (quê xã Hoằng Trạch, Hoằng Hóa) đã gắn bó, điều trị tại trung tâm gần 40 năm nay. Suốt thời gian dài ấy, ông nhớ từng cán bộ, y sỹ tại trung tâm. Với ông, Trung tâm là ngôi nhà thứ 2 của mình. Ở đây, ông nhận được sự chăm sóc tận tình, được sống, gắn bó với những người đồng chí, đồng đội từng một thời vào sống, ra chết để bảo vệ non sông, đất nước.

Ngôi nhà chung của những đồng chí, đồng đội…

Trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng Người có công Thanh Hóa (phường Quảng Thọ, TP Sầm Sơn) - ngôi nhà chung của những thương, bệnh binh...

Nhớ ký ức thời chiến, khi ấy mới tuổi đôi mươi, ông cùng đồng đội xung phong nhập ngũ. Biên chế vào Sư đoàn 304, sống chiến đấu ác liệt ở chiến trường Bình - Trị - Thiên với các trận địa Khe Sanh, đường 9 Nam - Lào. Ông bị thương nặng, phải cưa chân; một bên mắt cũng không còn nhìn thấy ánh sáng.

Phục viên trở về và điều trị, gắn bó tại Trung tâm, ông bảo, may mắn của đời mình là còn có người chịu nâng khăn, sẻ túi. Vợ chồng ông có 3 người con (2 trai, 1 gái) giờ đây các con có cuộc sống riêng, ổn định.

Trong khi đó, với vợ chồng thương binh Trịnh Thị Hoa và Thái Quang Dũng, Trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa không chỉ là ngôi nhà ấm áp, giàu nghĩa tình mà mỗi khi đến đây vợ chồng ông bà như thấy mình khỏe hơn. Ông bà bảo, chính ngôi nhà chung này là nơi đã se duyên, gắn kết ông bà đến với nhau.

Mặc dù, ông bà đã có nhà riêng, nhưng với hai vợ chồng, Trung tâm vẫn là ngôi nhà thứ 2 ấm áp nghĩa tình đồng đội mà ông bà thường xuyên lui tới. Dịp lễ tết năm nào, hai vợ chồng cũng có mặt ở trung tâm để chung vui cùng cán bộ, y bác sĩ và các thương, bệnh binh.

Đi qua các khoa, phòng, chúng tôi được chứng kiến cảnh các y, bác sĩ, điều dưỡng tận tình với công việc, chăm lo miếng ăn, giấc ngủ cho từng đối tượng, rồi khi rảnh lại trở thành người bạn bầu bạn, sẵn lòng lắng nghe, chia sẻ, động viên các thương bệnh binh.

Có lẽ, nói như y sĩ Đỗ Thị Ban thì có nghiệp vụ, chuyên môn thôi chưa đủ. Để làm việc ở môi trường này, yếu tố không thể thiếu đó là tình yêu thương, sự cảm thông với những người bước ra từ cuộc chiến mới có thể gắn bó, hoàn thành tốt công việc.

Những chia sẻ của y sỹ Đỗ Thị Ban

Hiện, Trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng Người có công Thanh Hóa đang phụng dưỡng cho 238 đối tượng là thương bệnh binh (44 người); thương bệnh binh tâm thần (67 người); thân nhân liệt sĩ (26 người); chất độc da cam (101 người).

Theo ông Trịnh Văn Cường, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính Trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng Người có công Thanh Hóa cho biết, tình hình thương tật, bệnh tật của các đối tượng với nhiều mức độ khác nhau, trong đó nhiều thương, bệnh binh bị tâm thần.

Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là đối tượng thương binh, bệnh binh tâm thần do ảnh hưởng của những vết thương về sức khỏe, thể chất cũng như, sự thay đổi về tâm sinh lý, những khủng hoảng về tâm lý của tuổi già đem lại. Bởi thế, để duy trì hoạt động, đảm bảo sự chăm sóc, điều trị cho các đối tượng, trung tâm phải thường xuyên duy trì từ 9-13 nhân viên, điều dưỡng, y bác sĩ chăm sóc, phục vụ. Công việc mang tính chất đặc thù và nhiều khó khăn.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]