(vhds.baothanhhoa.vn) - Với tình yêu đồ cổ, nhiều năm qua cựu binh Hà Hồng Kỳ ở Khu phố 4, thị trấn Quán Lào (Yên Định), đã lặn lội khắp nơi để sưu tầm những thứ mình yêu thích. Với ông, việc gìn giữ và giới thiệu những món đồ này là cách dạy cho con cháu đời sau biết về lịch sử dân tộc, trận trọng quá khứ. Vì thế, chúng là vô giá.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Với tình yêu đồ cổ, nhiều năm qua cựu binh Hà Hồng Kỳ ở Khu phố 4, thị trấn Quán Lào (Yên Định), đã lặn lội khắp nơi để sưu tầm những thứ mình yêu thích. Với ông, việc gìn giữ và giới thiệu những món đồ này là cách dạy cho con cháu đời sau biết về lịch sử dân tộc, trận trọng quá khứ. Vì thế, chúng là vô giá.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Việc sưu tầm cổ vật đã được ông Kỳ ấp ủ, nung nấu từ hồi còn trẻ, nhưng do công việc bận nên ông chưa có thời gian để làm. Mãi cho đến khi về già, ông mới tiến hành được việc sưu tầm này. Ông Kỳ cho biết: “Hồi còn trẻ, tôi đã rất thích khi nhìn vào những đồ vật cổ. Nhưng khi đó, tôi còn cả một gia đình để chăm sóc, công việc nhiều nên tôi cứ giữ việc sưu tầm này đến lúc về hưu mới làm”.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Sau khi về hưu cách đây khoảng 10 năm, ông đã tiến hành tìm mua, xin… các đồ vật và sắp xếp chúng lại một cách hợp lý. “Ban đầu, tôi chỉ sưu tập một số món đồ đơn giản như chén, đĩa.... Về sau, càng tìm hiểu càng đam mê, tôi rong ruổi khắp nơi để sưu tập các món cổ vật qua các thời kỳ", ông Kỳ chia sẻ.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Những món đồ ông Kỳ lưu giữ tại gia đình mình đa phần là bát đĩa, dụng cụ lao động sản xuất và những kỷ vật thời chiến của ông và các đồng đội.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Tất cả chúng đều đã ngả màu thời gian và không còn nguyên vẹn.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Có những món đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày và cả những món đồ được làm tinh xảo.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Hiện tại ông Kỳ đang sở hữu hơn 300 hiện vật và kỷ vật chiến tranh. Trong đó có kỷ vật chỉ vài chục năm nhưng cũng có kỷ vật lên đến cả trăm năm.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

“Sưu tầm đồ cổ là một thú chơi tao nhã, vừa giúp hiểu biết hơn về lịch sử dân tộc, vừa là sự tri ân, tưởng nhớ những thế hệ đi trước”, ông Kỳ nói.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Để có thể hồi sinh được giá trị của mỗi hiện vật, ông chia không gian sưu tập của mình thành nhiều góc nhỏ.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Một không gian dành cho những chiếc đĩa cổ.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Những chiếc đĩa cổ, bình cổ... được bày biện khiến người xem mê mẩn.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Một không gian khác trưng bày các kỷ vật chiến tranh như đạn, bom, mìn đã tháo ngòi, bi đông đựng nước...

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Tất cả các món đồ thời chiến được ông sắp xếp một cách ngăn nắp.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Không ít người tìm gặp ông Kỳ ngỏ ý mua toàn bộ bộ sưu tập nhưng ông nhất quyết từ chối.

Ngôi nhà lưu giữ những “mảnh vỡ thời gian”

Ông Kỳ chia sẻ: “Không phải ai cũng gặp được những món đồ này. Gặp và sở hữu, đó là cái duyên. Mình không biết giữ gìn thì nó chẳng bao giờ đến với mình nữa”.

Tăng Thúy


Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]