(vhds.baothanhhoa.vn) - Những ngư dân đi trên chiếc cà kheo cao từ 1-3 m giữa những con sóng biển để đánh bắt cá, tôm, moi... ở xứ Thanh.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Những ngư dân đi trên chiếc cà kheo cao từ 1-3 m giữa những con sóng biển để đánh bắt cá, tôm, moi... ở xứ Thanh.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Để đi bắt tôm, cá, moi... ven bờ, ngư dân ở một số vùng ven biển Thanh Hóa đã sử dụng những chiếc cà kheo độc đáo. Theo họ, đi cà kheo hay còn có tên gọi khác là “đi kheo”, là phương thức đánh bắt truyền thống từ lâu đời.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Người “đi kheo” dậy từ sớm tinh mơ, ra biển chuẩn bị ngư cụ để xuống biển “săn” tôm, moi và cá nhỏ, chỗ vùng nước sâu thì phải dùng cà kheo để đi.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Ở vùng biển xã Quảng Nham, Quảng Thạch, Quảng Thái (huyện Quảng Xương), phường Quảng Vinh (thành phố Sầm Sơn) nhiều ngư dân lớn tuổi, khi không còn theo những con tàu đi khơi đánh bắt nữa, họ lại về làm nghề biển ven bờ như cào ngao, đi kheo, kéo rồng.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Công cụ để “đi kheo” gồm 1 cây tre to dài phía sau và 2 cây tre bằng nhau nhưng nhỏ hơn phía trước, sau đó khớp 3 cây lại với nhau thành hình chữ Y.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Để giữ chắc đôi kheo vào chân, ngư dân dùng 2 chiếc vòng được làm bằng mây hoặc dây thừng, vải, bao bì… để cố định. Hai chiếc vòng này có kích thước lớn hơn bắp đùi một chút, đủ để luồn đầu kheo vào đùi.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Cà kheo được làm bằng tre, với kích thước từ 1-3 m có độ bền bỉ, dẻo dai do được ủ bùn ao.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Ông Ngô Văn Hồng (tThôn Bắc, xã Quảng Nham) cho biết: Để đi được cà kheo thành thạo, phải tập đi mất khoảng một tháng, rồi nâng dần độ cao. Vào những ngày ít gió, biển lặng mới có thể “đi kheo” được.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Công việc của họ kéo dài khoảng 3-4 tiếng, tùy vào thủy triều mà đi vào buổi sáng, trưa hoặc chiều.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Công việc vất vả, thu nhập không cao nên hiện nay vùng ven biển ở Thanh Hóa, Nghệ An... chỉ còn một số ít người bám trụ với nghề.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Những năm gần đây, nghề đánh bắt bằng cà kheo đang dần mai một. Những người làm nghề này bây giờ chủ yếu là đàn ông trung niên hoặc tuổi đã cao.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

“Lộc biển” sau nhiều giờ lênh đênh trên biển đi cà kheo của một ngư dân.

Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”

Nhờ nghề “đi kheo”, những ngư dân nơi đây có thu nhập từ 150.000-200.000 đồng/ngày. Những hôm “trúng” mẻ tôm biển cũng có thể kiếm thu nhập từ 500.000-700.000 đồng.

Tin liên quan:
  • Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”
    Nhộn nhịp chợ biển Ngư Lộc

    Chợ biển xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc diễn ra ngay dọc bờ biển của xã. Chợ thường được bắt đầu từ gần trưa đến 16 giờ chiều, khi mà các phương tiện đánh bắt hải sản cập bến. Dọc bờ biển, hàng chục người tụ tập thành từng tốp, người thúng cá, người rổ tôm, khay moi... cùng nhau trao đổi, mua bán.

  • Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”
    Khai thác tài nguyên “văn hóa biển” phục vụ du lịch

    Dải bờ biển dài 102km không chỉ mang lại cho Thanh Hóa nhiều bãi biển đẹp, mà còn hình thành nên một không gian “văn hóa biển”, được phản chiếu sinh động qua các lễ hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề truyền thống... phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc

  • Ngư dân đi cà kheo “săn lộc biển”
    Cá khoai - “lộc biển” đầu xuân của ngư dân, đặc sản của xứ Thanh

    Những chuyến ra khơi đánh bắt đầu xuân Tân Sửu của ngư dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa đã đem về rất nhiều hải sản, trong đó cá khoai được xem là “lộc xuân” của bà con và cũng là món đặc sản của xứ Thanh.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]