(vhds.baothanhhoa.vn) - Hơn 20 năm nay, bằng tâm huyết và ngọn lửa đam mê với nghề mộc truyền thống của quê hương, chàng trai trẻ Lê Gia Sản, chủ cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ Sản Thúy ở thôn Hạ Vũ 1, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) đã tạo nên những sản phẩm nghệ thuật bằng gỗ đặc sắc được người tiêu dùng ưa thích.

Người đam mê “giữ lửa” nghề mộc truyền thống của quê hương

Hơn 20 năm nay, bằng tâm huyết và ngọn lửa đam mê với nghề mộc truyền thống của quê hương, chàng trai trẻ Lê Gia Sản, chủ cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ Sản Thúy ở thôn Hạ Vũ 1, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) đã tạo nên những sản phẩm nghệ thuật bằng gỗ đặc sắc được người tiêu dùng ưa thích.

Người đam mê “giữ lửa” nghề mộc truyền thống của quê hương

Hơn 20 năm theo nghề, anh Lê Gia Sản, chủ cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ Sản Thúy, đã tạo nên nhiều sản phẩm nghệ thuật bằng gỗ đặc sắc được người tiêu dùng ưa thích.

Xã Hoằng là địa phương có nghề mộc nổi tiếng cả khắp trong và ngoài tỉnh. Từ xa xưa, dân làng vẫn tự hào chỉ có những người thợ tài hoa, khéo léo và cẩn trọng ở đây mới có thể tạc nên những hoa văn cầu kì, tinh xảo, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của những bậc vua chúa, quan lại sành sỏi và khó tính nhất. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, đến nay nghề mộc ở đây vẫn được duy trì và ngày càng phát triển.

Là người con sinh ra ở địa phương phần vì thừa hưởng “lửa nghề” từ ông cha, phần vì mong muốn đưa nghề truyền thống của quê mình vươn xa, nên anh Sản cùng vợ đã quyết tâm xây dựng nên thương hiệu đồ gỗ Sản Thúy và ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn.

Khi mới bắt tay vào sản xuất, anh cũng vấp phải rất nhiều khó khăn, diện tích xưởng làm trong nhà nhỏ nên không gian chật chội, nguồn vốn eo hẹp... Tuy nhiên, thấy được niềm đam mê đã ngấm sâu vào máu của anh, gia đình và người thân đã động viên, tạo điều kiện cho anh vay mượn tiền để tiếp tục duy trì xưởng. Ban đầu, các sản phẩm xưởng của anh làm ra chủ yếu chỉ là đục lá cửa, trường kỷ… nhưng sau dần, khi đã tự chủ được nguồn vốn, anh mở rộng xưởng và thuê thêm công nhân để làm ra những sản phẩm lớn hơn.

Người đam mê “giữ lửa” nghề mộc truyền thống của quê hương

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, gia đình anh đã đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại.

Theo anh Sản, để làm ra một sản phẩm đẹp, hoa văn tinh xảo đòi hỏi người theo nghề phải có năng khiếu về hội họa, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ mới tạo ra được những tác phẩm có hồn. Đặc biệt, phải cẩn trong ngay từ khâu đầu tiên là chọn gỗ phải chọn gỗ săn chắc, phù hợp với từng sản phẩm vì như vậy sẽ tạo độ bền cho sản phẩm. Tiếp theo là pha gỗ theo từng kích thước, kích cỡ quy định rồi mới tạo mẫu vẽ trên gỗ, sau đó đưa vào đục. Và đến công đoạn sơn, tạo màu cho sản phẩm. Hiện nay, cùng với việc sản xuất nhiều mặt hàng mộc cao cấp, được chạm trổ tinh vi đẹp mắt, cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước. Cơ sở của anh chủ yếu sản xuất chuyên sâu vào những sản phẩm truyền thống như thiết kế không gian thờ, bàn thờ gia tiên, hoành phi, câu đối. Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm trang trí nội thất và nhiều sản phẩm mang tính nghệ thuật độc đáo như tranh tượng, phù điêu... Đồng thời, để bắt kịp với xu hướng, thị hiếu của khách hàng gia đình anh đã đầu tư mua máy móc, thiết bị hiện đại để hỗ trợ công việc, nhằm tạo ra nhiều mẫu mã phong phú, giá thành cạnh tranh hơn.

Bằng sự đam mê, tâm huyết với nghề anh Lê Gia Sản đã và đang góp phần giữ gìn, bảo tồn nét tinh hoa nghề truyền thống của địa phương.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]