(vhds.baothanhhoa.vn) - Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện ven biển, những năm qua việc nuôi trồng thủy, hải sản đã và đang đem đến cho người dân huyện Hậu Lộc nguồn thu nhập cao, ổn định, nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Người dân vùng biển Hậu Lộc nâng cao thu nhập nhờ n uôi trồng thủy, hải sản

Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện ven biển, những năm qua việc nuôi trồng thủy, hải sản đã và đang đem đến cho người dân huyện Hậu Lộc nguồn thu nhập cao, ổn định, nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Người dân vùng biển Hậu Lộc nâng cao thu nhập nhờ n uôi trồng thủy, hải sản

Mô hình nuôi ngao, dắt cho người dân nguồn thu nhập cao và ổn định.

Gia đình bà Phạm Thị Ái ở thôn Đông Hải, xã Đa Lộc là một trong những hộ tiên phong nuôi ngao, dắt ở vùng cửa biển Đa Lộc. Với việc nuôi hơn 20 ha ngao, dắt, hằng năm gia đình bà Ái thu nhập cả tỷ đồng.

Bà Ái cho biết, bình quân 1 ha ngao nuôi từ 1,5 đến 2 năm sẽ cho sản lượng hơn 1 tấn, với thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí thuê người nuôi, phí vận chuyển, giống nuôi, cát nuôi thì 1 ha ngao sẽ đem lại lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/vụ.

Hai năm vừa qua việc nuôi ngao gặp nhiều khó do ảnh hưởng của dịch COVID -19, gia đình bà Ái đã chủ động chuyển 3 ha nuôi ngao sang nuôi dắt. Theo bà Ái, nuôi dắt đơn giản hơn, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, song lại cho thu nhập cao hơn nuôi ngao. Thị trường đầu ra đa dạng, giá dắt bán cao hơn ngao.

Việc nuôi ngao và dắt của gia đình thuận lợi, bà Ái còn tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng.

Ông Bùi Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho biết: Nuôi trồng thủy hải sản được xem là lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đối với nuôi nước mặn (nuôi ngao, dắt) toàn xã có 119 hộ/250ha, sản lượng ước đạt 3.900 tấn, giá trị ước đạt 42 tỷ đồng. Nuôi nước lợ (gồm rau câu, tôm, cua, cá các loại) với diện tích nuôi 234ha/275 hộ, sản lượng ước đạt 366 tấn với giá trị ước đạt hơn 15 tỷ đồng. Nuôi trồng nước ngọt, diện tích 25ha/105 hộ nuôi, sản lượng ước đạt 11 tấn, với giá trị ước đạt 330 triệu đồng.

Người dân vùng biển Hậu Lộc nâng cao thu nhập nhờ n uôi trồng thủy, hải sản

Mô hình nuôi hàu sữa giống của hộ gia đình bà Bùi Thị Xoa.

“Để khuyến khích bà con nuôi trồng thủy hải sản, UBND xã đã hỗ trợ về con giống, khuyến nông xã hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm nuôi. Thực hiện hỗ trợ người dân phát triển kinh tế theo mô hình, hiện ở xã có mô hình nuôi tôm công nghiệp, cá vược, cá hồng mỹ”, ông Thái cho biết thêm.

Cũng là một xã bãi ngang có tiềm năng nuôi trồng thủy hải sản ở Hậu Lộc, hiện xã Hải Lộc có hơn 250 ha nuôi trồng thủy hải sản, với 100 hộ dân tham gia. Thu nhập bình quân đạt 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra việc nuôi thủy, hải sản còn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động thời vụ tại địa phương.

Nhận thầu 4 ha cánh đồng mặn kém hiệu quả của UBND xã, gia đình bà Bùi Thị Xoa ở thôn Y Bích, xã Hải Lộc đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi thủy sản tổng hợp gồm ngao, hàu, tôm, cua.

Theo bà Xoa, thời gian đầu gia đình bà nuôi ngao, cua gặp không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm. Lứa đầu nuôi không có lời mà còn bị thâm hụt vốn.

Không nản chí, gia đình bà tiếp tục đầu tư nuôi hàu, ngao, tôm, cua. Với kinh nghiệm được đúc rút đã cho kết quả tích cực. Thành công này giúp gia đình bà Xoa thu hồi vốn và có tiền lời để đầu tư nuôi lớn hơn.

Người dân vùng biển Hậu Lộc nâng cao thu nhập nhờ n uôi trồng thủy, hải sản

Nuôi trồng thủy, hải sản đang là thế mạnh của các xã ven biển huyện Hậu Lộc.

Bằng kinh nghiệm của bản thân, gia đình bà Xoa đã tìm hiểu cách nuôi tôm thẻ chân trắng, lấy tảo để nuôi hàu. Cách nuôi này được giới chuyên môn đánh giá cao và đang có kết quả tốt. Bình quân, mỗi năm gia đình bà Xoa có thu nhập hơn 1 tỷ đồng từ mô hình nuôi trồng thủy, hải sản tổng hợp.

Để thực hiện mô hình tổng hợp có hiệu quả, theo bà Xoa, người nuôi cần phải chọn nguồn giống tốt, sạch, khỏe. Bên cạnh đó, cơ sở nuôi phải được đầu tư đồng bộ, quản lý môi trường tốt để không xảy ra dịch bệnh.

Được biết, phát huy lợi thế của địa phương, UBND huyện Hậu Lộc xác định khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản là thế mạnh. Mục tiêu đến năm 2025 thủy sản chiếm 62,49% cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản; tổng sản lượng đạt 60.000 tấn; giá trị sản xuất bình quân 1 ha nuôi thủy sản đạt 250 triệu đồng.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]