(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong không gian sống của mình, tôi như đang thấy những đứa trẻ lớn nhanh thực sự, nó lớn trước cái tuổi khai sinh. Nó lớn trước hình thể của chính nó. Nó lớn trước những điều bấy lâu nay tôi thường nghĩ - nhưng đi ngược lại với những gì tôi mong ước.

Người lớn đi tìm… sự ngây thơ

Trong không gian sống của mình, tôi như đang thấy những đứa trẻ lớn nhanh thực sự, nó lớn trước cái tuổi khai sinh. Nó lớn trước hình thể của chính nó. Nó lớn trước những điều bấy lâu nay tôi thường nghĩ - nhưng đi ngược lại với những gì tôi mong ước.

Người lớn đi tìm… sự ngây thơ

Trẻ đang lớn nhanh “nhờ” giáo dục

Ngay khi bào thai được hình thành, nhiều bà mẹ bỉm sữa tương lai đã cố gắng lên thực đơn làm sao cho con mình được thông minh. Khi cất tiếng khóc chào đời, quan điểm “dạy con từ thuở còn thơ” lại có “đất dùng”. Những đứa bé bắt đầu được lên chương trình giáo dục với đủ phương pháp chuẩn ta, chuẩn Tây, miễn sao để được mau khôn, chóng lớn.

Thấy cần sự tương trợ, không ít các ông bố, bà mẹ phải cậy nhờ thầy cô nâng niu từ mẫu giáo cho đến tiểu học. Và từ đây dần định hình lên tiêu chuẩn “con phải như thế này”. Trong quá trình thực thi tiêu chuẩn, có những bé “ngoan ngoãn” vâng lời cha mẹ, thầy cô; có những bé phản xạ bằng những tiếng khóc rất thơ ngây. Nhưng có những bé chẳng sự phản kháng nào cả, bởi cãi lại là “hỗn láo” với người lớn.

Người lớn đi tìm… sự ngây thơ

Trẻ phải nghĩ nhiều để được “lớn nhanh”. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet).

Một cuộc chạy đua đã bắt đầu từ khi những đứa trẻ biết nói. Điều đương nhiên sẽ là trưởng thành của trẻ. Và từ đó cũng hình thành câu nói cửa miệng của xã hội “Trẻ con bây giờ khôn lắm”. Một cuộc “đại nhảy vọt” đã xuất hiện.

Đời người có cái hạn hữu, trưởng thành nhanh chóng - cũng đồng nghĩa với cái tuổi hồn nhiên ngày càng hẹp dần. Chính chúng ta thôi, đang được sống hay - phải - sống - với những quan điểm của xã hội ngay từ lúc nhỏ.

Sự ngây thơ đang bị “cô lập”

Tôi là người thích lũ trẻ. Trong lúc nói chuyện với một lớp học sinh khối 6, có cậu học sinh giơ tay lên hỏi tôi: "Thầy ơi, cho em hỏi , vì sao lại xảy ra hiện tượng cháy khiến các chú cứu hộ luôn phải làm việc vất vả?” và “Vì sao ném đá xuống nước nó chìm mà ném miếng xốp nó lại nổi ạ?”.

Tôi chưa kịp đình hình câu trả lời thì cả lớp cười ồ lên. Tôi có hỏi tại sao các em lại cười bạn. Có bạn đại diện lớp đứng lên nói: “Bạn ấy (ý chỉ bạn vừa đặt câu hỏi) cứ hay hỏi ngu ngơ trong giờ học thôi thầy ạ!”.

Sau buổi hôm đó, tôi thực sự phải nghiền ngẫm. Thành ra cả lớp 6 chỉ có một cậu bé “ngố” thôi sao. Hay đây là một “cái thường của một đứa trẻ bị cô lập giữa những đứa trẻ trưởng thành trước nó”?.

Nhưng dù ngẫm nghĩ ở khía cạnh nào đi chăng nữa thì cũng phải nói đến việc độ hồn nhiên của một con người hay thậm chí cả một thế hệ đang bị rút ngắn lại đáng kể. Bất kỳ đứa trẻ nào không bắt kịp sẽ bị chê là “quê mùa”, “chậm lớn”, “ngây ngô”. Cái chê này đến từ những người lớn, thậm chí cả những thầy cô. Nhưng đáng sợ nhất, nó đến ngay từ đám bạn bè cùng trang lứa.

Đi tìm sự ngây thơ… để học

Tôi đang ở cái tuổi tích lũy thực sự để có phát triển và định vị được bản thân. Và đương nhiên điều này phải học tập từ những người đi trước mình.

Học từ những người thành đạt, họ cho tôi tư duy logic, góc nhìn đa chiều về cuộc sống cùng kiến thức chuyên ngành dồi dào. Rồi tiếp đến, tôi học những người đã có thâm niên, họ cho tôi những kinh nghiệm và tinh hoa đã dày công tích luỹ.

Tôi muốn học và tôi đã mặc định được đối tượng để học nhưng khi những vỡ nhẽ đời thường ập đến, soi rọi vào tôi một con đường mới về sự học.

Tôi là người vốn có những sở thích đùa vui với những trẻ ở thôn quê. Đúng là “trẻ nhà quê” khi chúng phát ra những “tín hiệu” thật ngây thơ. Có những lần chúng hỏi tôi: “Chú ơi, tại sao hoa hồng lại có gai ạ?”, “Chú ơi sao cùng là hoa nhưng màu sắc của nó lại khác nhau ạ?”,… Những câu hỏi được đặt ra với tần suất dày đặc. Và tôi thấy sự học của mình được mở mang.

Tôi học được ở lũ trẻ cách đặt ra những câu hỏi khi chưa bị kìm kẹp bởi các quan điểm xã hội. Học được ở chúng nguồn năng lượng tích cực. Học được ở chúng sự tò mò thú vị để mở ra không gian tưởng tượng cho chính mình. Học được ở chúng sở thích tự tìm hiểu để rồi “gieo cấy” kiến thức trên một mảnh đất chưa có bất cứ thứ gì. Học được ở chúng những cái chẳng ai nghĩ và chẳng ai học.

Tiếp xúc với lũ trẻ tôi như được ở trong tâm thế “tự tin tiếp nhận” kiến thức. Tôi vui đùa với chúng trong tâm trạng sảng khoái nhất nhưng cũng không quên coi chúng là những “người thầy” dẫn đường cho mình. Vâng, một người đã ngót nghét 30 tuổi đi gọi những đứa nhóc ngây thơ là thầy.

Và khi đã “tầm sư học đạo”. Tôi bây giờ phải cố đi tìm và tìm thật nhanh ông thầy. Bởi biết đâu, một tương lai không xa nữa, khi những đứa trẻ biết nói cũng là lúc chúng cũng đã đánh mất đi sự ngây thơ của chính mình.

Nguyễn Thắng


Nguyễn Thắng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]