(vhds.baothanhhoa.vn) - Bằng tình yêu, tâm huyết và lòng đam mê với cây rau má quê hương, anh Trần Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và thương mại Phong Cách Mới, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) đã biến loài cây hoang dại này thành những sản phẩm có giá trị, được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận.

Người nâng tầm rau má xứ Thanh

Bằng tình yêu, tâm huyết và lòng đam mê với cây rau má quê hương, anh Trần Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và thương mại Phong Cách Mới, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) đã biến loài cây hoang dại này thành những sản phẩm có giá trị, được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận.

Người nâng tầm rau má xứ ThanhAnh Trần Văn Tân, Giám đốc Công ty CP Xây dựng và thương mại Phong Cách Mới bên sản phẩm rau má đạt OCOP 4 sao.

Nâng tầm... rau má xứ Thanh

Sinh ra ở vùng quê nghèo phường Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn), từ nhỏ Trần Văn Tân đã hiểu được cây rau má là một phần không thể thiếu trong đời sống của người xứ Thanh. Lớn lên, có điều kiện tiếp cận được nhiều tài liệu của Viện Dược liệu anh biết thêm rau má rất tốt cho sức khỏe, như: tái tạo lớp da bị khô, tái tạo mạch máu, giải độc, thanh lọc cơ thể, phòng, chống nhiều loại bệnh tật. Từ đó, anh lặn lội khắp vùng quê xứ Thanh, thu thập các giống rau má mọc tự nhiên về nghiên cứu, để tìm ra giống cây tốt nhất. Anh nhận thấy: Thanh Hóa có 2 loại là rau má trắng và rau má tía với nhiều tiềm năng, lợi thế hơn các giống ngoại nhập, nhưng chỉ được nông dân dùng để làm thức ăn, nước uống giản đơn, nên chưa khai thác hết giá trị tiềm năng. Để rau má thực sự vươn tầm thì phải có hướng đi và cách làm bài bản. Nghĩ là làm, anh cùng đội ngũ lãnh đạo, nhân viên Công ty CP Xây dựng và thương mại Phong Cách Mới tập trung xây dựng ý tưởng, kế hoạch, tìm hướng đi mới cho rau má. Dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Rau má xứ Thanh” ra đời trong hoàn cảnh ấy.

Năm 2020, Công ty CP Xây dựng và thương mại Phong Cách Mới đã phát triển trang trại rau má bản địa tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao Queen Farm (thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương). Nơi này đóng vai trò như “phòng thí nghiệm”, vừa giúp nhân giống, thử nghiệm quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, vừa là địa chỉ để nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, công ty đã liên kết với một số tổ chức như Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Hội làm vườn và Trang trại... và làm việc trực tiếp với 10 huyện xây dựng vùng nguyên liệu như: Nông Cống, Như Thanh, Vĩnh Lộc,... có tổng diện tích khoảng 120ha.

“Cây rau má có ưu điểm thu hoạch 10 năm mới phải trồng lại một lần, mỗi năm thu hoạch 10-11 vụ. Nếu tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật chăm sóc, năng suất đạt từ 1,7-2 tạ/sào và với giá thu mua của công ty tại ruộng 12.000 đồng/kg. Mỗi hộ dân trồng 5-7 sào rau má, bình quân mỗi tháng thu nhập từ 10-16 triệu đồng. Như vậy, rau má so với trồng lúa và các cây rau màu khác cho giá trị thu nhập cao gấp 4-5 lần", anh Tân cho biết.

Ước mơ vươn ra thị trường thế giới

Để nâng tầm rau má xứ Thanh, ngay từ khi triển khai ý tưởng, anh Tân đã đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến của Nhật Bản, cho ra đời các sản phẩm: bột rau má mịn, nước uống rau má đóng chai, thạch rau má, trà túi lọc rau má, viên nén rau má. Gần đây nhất, ngày 8-2-2022, công ty đã tổ chức lễ ra mắt và giới thiệu các sản phẩm được chế biến từ rau má.

Người nâng tầm rau má xứ Thanh

Rau má khi đưa về công ty sẽ được chế biến thành nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Việc tổ chức lễ ra mắt đã mở ra cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm chế biến từ rau má - “sâm của người xứ Thanh” đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước. Dù mới chỉ thời gian ngắn sau khi ra đời mới ra mắt nhưng sản phẩm chế biến từ rau má của công ty đã có mặt tại 15 tỉnh, thành trong cả nước với sản lượng tiêu thụ gần 2 tấn bột rau má/tháng. Ngoài chiếm lĩnh thị trường trong nước, anh Tân cho biết có một số đối tác ở các thị trường khó tính, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ, Thái Lan đã ký hợp đồng tiêu thụ với công ty. Tuy nhiên, do diện tích vùng nguyên liệu hiện mới phát triển được 120ha, sản lượng sau chế biến chỉ đạt gần 2 tấn bột rau má khô/tháng - chưa đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu, ngoài việc mở rộng vùng nguyên liệu từ 300 - 500ha từ nay đến năm 2025, Công ty CP Xây dựng và thương mại Phong Cách Mới đã đề xuất với tỉnh hỗ trợ mặt bằng xây dựng nhà máy chế biến và kho bảo quản sau thu hoạch với diện tích từ 3 - 5ha.

Các sản phẩm từ cây rau má của Công ty CP Xây dựng và thương mại Phong Cách Mới sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, mà còn tạo cơ hội cho nhiều hộ nông dân có thu nhập ổn định, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]