(vhds.baothanhhoa.vn) - Đầu tháng 7, lực lượng biên phòng Long An liên tiếp ngăn chặn 2 vụ xuất cảnh trái phép qua biên giới để sang Campuchia tìm việc, và gần đây nhất là thông tin về việc phát hiện 40 người tháo chạy khỏi casino ở Campuchia, câu chuyện về sự thiếu hiểu biết của một bộ phận thanh niên xuất cảnh trái phép một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh.

Người Việt Nam tháo chạy khỏi casino ở Campuchia

Đầu tháng 7, lực lượng biên phòng Long An liên tiếp ngăn chặn 2 vụ xuất cảnh trái phép qua biên giới để sang Campuchia tìm việc, và gần đây nhất là thông tin về việc phát hiện 40 người tháo chạy khỏi casino ở Campuchia, câu chuyện về sự thiếu hiểu biết của một bộ phận thanh niên xuất cảnh trái phép một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh.

Người Việt Nam tháo chạy khỏi casino ở Campuchia

Ảnh: Internet

Không chỉ ở các tỉnh phía Nam, theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng An ninh đối ngoại, Công an tỉnh Thanh Hóa, tại 22/27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có công dân sang Campuchia lao động trái pháp luật với tổng số 381 trường hợp. Đặc biệt từ tháng 4-2022 đến ngày 20-7-2022, tình trạng công dân trên địa bàn bị các đối tượng lôi kéo, môi giới đưa người sang Campuchia sau đó lừa bán vào các cơ sở đánh bạc trực tuyến diễn biến phức tạp hơn. Qua công tác nghiệp vụ, các lực lượng chức năng đã phối hợp đưa 179 trường hợp lao động trái phép người Thanh Hóa tại Campuchia trở về nước (giải cứu 19 trường hợp bị cưỡng bức lao động trong các sòng bạc, trung tâm game online; 13 trường hợp được gia đình nộp tiền chuộc về nước trong năm 2022). Hiện vẫn còn 202/381 trường hợp đang lao động trái phép tại

Campuchia, trong đó bước đầu xác định có 86 trường hợp xuất cảnh trái phép, 21 trường hợp đang bị khống chế, cưỡng bức lao động trong các cơ sở đánh bạc trực tuyến, game online...

Ước mơ về một công việc ổn định lương cao nên nhiều người chấp nhận bỏ quê xuất cảnh trái phép sang

Campuchia. Trong chiếc bẫy chuột bao giờ cũng có miếng pho mát thơm ngon dành cho những người thiếu hiểu biết là thế.

Sự thực, chẳng có việc nhẹ, không có lương cao mà chỉ là vỏ bọc để đưa các nạn nhân vào những đường dây thực hiện hành vi lừa đảo. Để rồi, mỗi ngày họ phải làm việc 15 giờ với mục đích dụ dỗ người khác chơi game online, nạp tiền lừa đảo. Người nào làm không được thì bị đánh đập, hành hạ, thậm chí bị dọa bán lấy nội tạng, hoặc kêu gia đình nộp tiền chuộc.

Câu chuyện của một trong số 40 người vừa trốn về được cho ta thấy rõ tình cảnh này. “Tôi sang làm việc ở bên đó được 4 tháng rồi. Công việc hằng ngày là lên các trang mạng thực hiện các hành vi lừa đảo. Chúng cho chỉ tiêu ví dụ trong vòng 5 ngày phải tìm được 2 khách và 10 đến 15 triệu đồng... Những ai không làm được thì sẽ bị đưa vào danh sách đen, 5 ngày tiếp theo mà không đạt chỉ tiêu thì sẽ bị chích điện và nếu 5 ngày sau vẫn không tìm được khách nào thì sẽ bị đem đi bán”.

Sự khắc nghiệt thậm chí tàn bạo ấy đã dẫn tới việc hơn 40 người nhảy xuống sông Bình Di ầm ầm bơi về Việt Nam. Nhìn cảnh chen chúc, bất chấp tính mạng, vừa giận nhưng cũng vừa xót xa. Tuy vậy, họ vẫn may mắn vì đã tìm được đường về và an toàn. Còn không ít người Việt Nam đang làm việc tại casino này, hoặc những casino khác, chặng đường về quê của họ còn dài, rất dài.

Để hạn chế tình trạng xuất cảnh trái phép, Bộ Công an đã chỉ đạo các tỉnh, thành vào cuộc thụ lý, điều tra xử lý riêng để làm rõ những đường dây mua bán người, đưa người xuất nhập cảnh trái phép.

Chắc chắn những người tháo chạy khỏi casino ngoài việc bị xử lý về hành vi xuất cảnh trái phép, đây sẽ là bài học để họ hiểu rằng, việc mưu sinh bao giờ cũng nhọc nhằn. Chỉ khi nhận những đồng tiền chân chính thì họ mới được sống cuộc đời bình an.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]