(vhds.baothanhhoa.vn) - Dịch bệnh kéo dài nhưng giá thuê nhà trọ ở các trường đại học không giảm, ngược lại trước nhu cầu thuê nhà trọ tăng cao vào dịp đầu năm học, nhiều sinh viên không dễ gì tìm được một phòng trọ ưng ý. Đây cũng chính là nỗi lo của sinh viên năm nhất khi lần đầu tiên các em phải xa gia đình để đến sinh sống và học tập ở một môi trường hoàn toàn mới lạ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhà trọ và nỗi niềm sinh viên năm nhất

Dịch bệnh kéo dài nhưng giá thuê nhà trọ ở các trường đại học không giảm, ngược lại trước nhu cầu thuê nhà trọ tăng cao vào dịp đầu năm học, nhiều sinh viên không dễ gì tìm được một phòng trọ ưng ý. Đây cũng chính là nỗi lo của sinh viên năm nhất khi lần đầu tiên các em phải xa gia đình để đến sinh sống và học tập ở một môi trường hoàn toàn mới lạ.

Nhà trọ và nỗi niềm sinh viên năm nhất

Lần đầu tiên phải xa gia đình đi ở trọ, nhiều sinh viên năm nhất lo lắng không biết phải sống thế nào.

Thành phố Thanh Hóa mới qua đợt giãn cách được ít hôm thì các khu nhà trọ xung quanh Trường Đại học Hồng Đức (cơ sở 1, cầu Quán Nam) gần như đã kín người đặt thuê phòng. Tùy vào diện tích và hình thức khác nhau mà giá của từng căn phòng cho thuê giao động từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Vì vậy, nếu muốn trọ ở gần trường trong bán kính 1km đổ lại, các bạn sinh viên sẽ phải ở ghép với một người đã thuê trước đó. Đây cũng là sự lựa chọn thông minh vì vừa có thế tiết kiệm tiền, vừa có người ở cùng để bầu bạn. Nếu muốn tìm phòng trọ còn trống và rẻ hơn sẽ phải đi xa một chút như phố Thành Mai (phường Quảng Thành), phố Quang Trung 3 (phường Quảng Thịnh)… Tuy nhiên, ở những vị trí này, diện tích phòng trọ thường nhỏ hẹp và hầu hết đều dùng chung khu vực vệ sinh, nếu có phòng khép kín thì cũng gần như không còn.

Dương Thị Mai Trinh, sinh viên năm nhất, Khoa Kế toán, ĐH Hồng Đức (quê ở Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn) cho biết: “Vì lịch học của nhà trường là vào tháng 10 nên cuối tháng 9 em mới ra nhập học. Em quyết định thuê trọ ở khu vực đối diện với cổng trường - nơi có nhiều quán ăn và cửa hàng quần áo để tiện làm thêm. Vì chưa có kinh nghiệm nên em nghĩ mình cứ đưa tiền đặt cọc trước để giữ phòng thôi, nào ngờ, khi cầm tiền, bác chủ trọ lại nói đó cũng là tiền phòng của tháng 9 luôn, dù chỉ còn có mấy ngày nữa là đã đến tháng 10 rồi. Thấy vô lý nhưng do không còn nhiều sự lựa chọn nên em đành chấp nhận".

Cũng là sinh viên năm nhất khoa Quản trị kinh doanh, em Trương Đình Khánh (quê ở Yên Ninh, huyện Yên Định) lại thấy mình may mắn khi tìm được một phòng trọ có thêm một gác nhỏ ở khu vực phía sau cổng trường. Khánh kể: Hôm đó em đến xóm trọ, có một anh sinh viên năm 3 quê ở Hà Trung cũng đến tìm phòng. Thế là, anh ấy rủ em cùng thuê, bảo em khi nào đến ở sẽ ngủ trên gác, còn anh ấy sẽ ngủ ở giường dưới. Nghĩ thế cũng hợp lý nên em đồng ý ngay. Nhưng khi về lại thấy lo lắng lắm, không biết ở chung với một người lạ như thế thì có quen được không? Anh ấy hơn em hai khóa, liệu quan điểm sống có hợp nhau không nữa?

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Khánh cũng muốn tự nấu cơm cho đảm bảo và an toàn nhưng em lại không biết nấu thức ăn thế nào cho ngon. Chưa kể, việc phân chia nhau đi chợ, nấu cơm, giặt giũ… cũng là cả vấn đề với một chàng trai mới lớn như em.

Đó cũng là tâm trạng của em Phạm Ánh Nguyệt (quê Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa), sinh viên năm nhất khoa Sư phạm Mầm non. Trước khi xuống trường nhập học, em và một bạn ở cùng xã hẹn nhau đi chung để tìm phòng trọ luôn. Vì nhà không có điều kiện nên trong thâm tâm, Nguyệt chỉ muốn tìm một chỗ ở rẻ khoảng 500.000 đồng nhưng bạn em thì lại chọn một phòng trọ khép kín giá những 900.000 đồng. Nếu tính cả điện, nước chia đều, em sẽ phải bỏ ra từ 600.000 - 700.000 đồng/tháng.

Nguyệt tâm sự: “Mẹ em nói sẽ chỉ lo được cho em mỗi tháng 2.000.000 đồng. Em không biết phải cân đối thế nào cho đủ vì nếu ở chung sẽ phải ăn chung, em thì muốn tiết kiệm, chỉ sợ là bạn em không quen như vậy. Mẹ bảo mang gạo nhà đi cho đỡ một phần nhưng em cũng không biết phải phân chia với bạn sao cho thoải mái. Mà bạn em cũng đã có người yêu nên chắc sẽ thường xuyên đến chơi. Những lúc đó phải đi đâu, làm gì, em cũng chưa biết nữa.

Nỗi niềm của sinh viên năm nhất mới nghe thì thấy thật… buồn cười, nhưng đằng sau đó lại chứa đựng những điều rất đời, rất đáng để suy ngẫm.

Mai Vui


Mai Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]