(vhds.baothanhhoa.vn) - Đàn hổ 11 con, nặng gần 1,8 tấn hiện được nuôi nhốt trong một trang trại biệt lập ngoài cánh đồng ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, được bao tường bảo vệ nghiêm ngặt gần 15 năm qua.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Đàn hổ 11 con, nặng gần 1,8 tấn hiện được nuôi nhốt trong một trang trại biệt lập ngoài cánh đồng ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, được bao tường bảo vệ nghiêm ngặt gần 15 năm qua.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Theo hồ sơ quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hoá, năm 2007 gia đình ông Nguyễn Mậu Chiến ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân mua 10 con hổ, trọng lượng trung bình 7kg mỗi con của một người không quen biết, đưa từ Lào về Việt Nam nuôi nhốt trong khu trại nhỏ ở xóm 27, xã Xuân Tín. Cơ quan chức năng sau đó phát hiện, ông Chiến bị xử phạt hành chính 30 triệu đồng và được giao tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng. Năm 2008, ông Chiến lại mua thêm 5 con hổ khác và một lần nữa bị phạt 30 triệu đồng.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Trong quá trình nuôi nhốt, vào các năm 2007, 2010, 2012 đã có 4 cá thể hổ bị chết, phải tiêu huỷ nên đàn hổ còn lại 11 con. Tổng trọng lượng đàn hổ hiện nặng khoảng 1.750kg, con lớn nhất khoảng 200kg, con nhỏ chừng 100kg.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Khu trại rộng 4.000 m2, được phân thành hai ô chuồng, thiết kế nhiều hạng mục như nhà trú mưa nắng cho đàn vật nuôi, nơi ăn uống, phòng thú y, phòng sinh sản, hành lang, sân chơi… Chuồng nuôi hổ được xây tường bao quanh, bên trên lắp lưới thép B40 kiên cố, cao 4,5 m.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Ban đầu, trại hổ được ông Chiến nuôi trong khu chuồng nhỏ ở xóm 27, xã Xuân Tín. Song, do đàn hổ nhốt giữa khu dân cư gây nguy hiểm, mất vệ sinh môi trường và ô nhiễm tiếng ồn do hổ thường gầm rú mỗi khi đến kỳ động dục nên gia đình thuê đất ở cánh đồng Cồn Tàu Voi, cách vị trí cũ khoảng 2,5 km.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Chuồng nuôi có ba lớp cửa kiên cố, thường đóng kín cửa và gắn biển cấm vào do “có động vật hung dữ”. Chỉ khi cho hổ ăn hay vệ sinh chuồng trại hoặc có cơ quan chức năng đến kiểm tra, người quản lý trại hổ là ông Trịnh Đình Bạch, 62 tuổi mới mở cổng cho vào.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Trại hổ rộng hàng nghìn m2 song chỉ mình ông Bạch trông coi, chăm sóc. Công việc hàng ngày của ông là làm vệ sinh máng và chuồng trại, kiểm tra an toàn lưới rào vào sáng sớm. Buổi trưa ông bơm nước uống, cuối giờ chiều là phần việc chia thức ăn cho hổ.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

“Khẩu phần ăn của đàn hổ khác nhau giữa mùa đông và mùa hè. Mùa lạnh, đàn hổ ăn khoảng 95-100kg còn thời tiết nóng chúng chỉ ăn hơn nửa số đó”, ông Bạch nói và cho hay mùa hè ông thường tiếp thêm thức ăn có chất lượng dinh dưỡng cao hơn như thịt bò, thịt lợn để đảm bảo sức khoẻ cho lũ hổ.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Thức ăn cho đàn hổ ở Xuân Tín chủ yếu là đầu gà cấp đông được thu gom từ nhiều nơi.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Theo đại diện chủ trang trại, hổ chủ yếu tìm thức ăn và hoạt động về đêm. Ban ngày chúng khá hiền, thường tập trung vui đùa, tắm nắng hoặc nghỉ ngơi dưới tán cây râm mát.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Dù đàn hổ ở Xuân Tín có cả đực và cái trưởng thành song do nuôi nhốt trong khu chuồng chật hẹp lâu năm và thức ăn thiếu dinh dưỡng nên chúng không thể sinh sản. Được nuôi lâu năm nên chúng khá dạn người, song mỗi khi nghe tiếng động lạ, đàn hổ lại lồng lộn, gầm rú rất dữ tợn.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Trong quá trình chăm sóc đàn hổ ông Bạch chưa bao giờ bị tấn công vì hổ đã quen người.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Theo đại diện chủ hộ, năm 2018 gia đình có làm đơn tự nguyện chuyển giao đàn hổ cho các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã hoặc tổ chức phù hợp song chưa thực hiện được vì vướng mắc phần kinh phí bồi hoàn.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Hiện định kỳ 3 tháng một lần, lực lượng liên ngành kiểm tra trại hổ một lần, còn kiểm lâm viên phụ trách địa bàn thì hàng tuần phải đến để nắm số lượng, kiểm tra mức độ an toàn chuồng trại hoặc môi trường sinh thái… Mỗi lần kiểm tra đều được lập biên bản có chữ ký xác nhận của các bên và đại diện chủ trang trại.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

Ông Hà Duy Thuỷ, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Thọ Xuân cho biết, trại hổ ở Xuân Tín trước đây được cơ quan chức năng cấp giấy phép nuôi sinh trưởng, sinh sản song đã hết hạn vào giữa năm 2017. Gia đình nhiều lần đề nghị được cấp giấy phép mới nhưng không được chấp thuận do vướng quy định pháp luật.

Nhiều bất cập tại cơ sở nuôi nhốt hổ ở xã Xuân Tín

“Chúng tôi đề nghị, nếu có cơ sở nào đủ điều kiện nên sớm chuyển giao, còn nếu để gia đình nuôi thì phải gia cố, xây dựng chuồng trại đảm bảo an toàn, lực lượng kiểm lâm hiện rất vất vả để bảo vệ trại hổ này”, ông Thuỷ nói.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]