(vhds.baothanhhoa.vn) - Hơn 40 hộ dân làng chài Thủy Long (xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân) thu nhập ổn định, nhiều hộ trở nên khá giả nhờ nghề nuôi cá lồng bè trên sông Chu.

Nhiều hộ dân thu nhập ổn định nhờ nghề nuôi cá lồng trên sông Chu

Hơn 40 hộ dân làng chài Thủy Long (xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân) thu nhập ổn định, nhiều hộ trở nên khá giả nhờ nghề nuôi cá lồng bè trên sông Chu.

Nhiều hộ dân thu nhập ổn định nhờ nghề nuôi cá lồng trên sông Chu

Nghề nuôi cá lồng, cá bè đã giải quyết được nguồn việc cho bà con làng chài sau khi tái định cư trên cạn.

Dẫn chúng tôi đi thăm lồng cá của gia đình, ông Nguyễn Văn Minh cho biết: Không nghĩ cuộc sống của gia đình mình lại thay đổi được như ngày hôm nay. Trước khi lên bờ cả gia đình 6 nhân khẩu cứ lênh đênh nay đây mai đó khắp dòng sông Chu mà không đủ ăn.

Năm 2007 gia đình ông Minh cùng hơn 60 hộ dân chài khác được tái định cư lên cạn. Bốn người con của ông cũng được hỗ trợ xây nhà cửa, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, là người con sinh ra từ sông nước, khi lên bờ công cuộc tìm kiếm việc làm với ông gặp không ít khó khăn. Sau nhiều đêm trằn trọc, ông Minh bàn bạc với gia đình đến với nghề nuôi cá lồng trên chính sông Chu.

Nhiều hộ dân thu nhập ổn định nhờ nghề nuôi cá lồng trên sông Chu

Niềm vui của người dân làng chài Thủy Long khi gắn bó với nghề nuôi cá lồng.

Ông Minh cho biết, làm nghề sông nước nhiều năm ông hiểu cặn kẽ đặc tính của sông nước, của việc nuôi cá dưới lòng sông. Ban đầu ông thử nghiệm nuôi 1 lồng cá trắm cỏ. Sau khi bán có lời ông tăng lên 2 lồng và hiện giờ là 4 lồng.

Theo ông Minh, bè lồng cá sông có ưu thế là nước sạch, hàm lượng ôxy lớn nên cá lớn nhanh, ít bị bệnh, chất lượng thịt thơm ngon. Từ đầu năm đến giờ, ông bán được hơn 3 tạ cá trắm cỏ, trừ chi phí thu lãi hơn chục triệu đồng.

Cá của gia đình ông nuôi theo hình thức thâm canh, đầu tư thức ăn công nghiệp kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên, chủ yếu là loại cá trắm cỏ, chép, rô phi… Mỗi năm gia đình ông xuất cả tấn cá các loại.

Nhiều hộ dân thu nhập ổn định nhờ nghề nuôi cá lồng trên sông Chu

Ông Nguyễn Văn Tâm hồ hởi khi nói về nghề nuôi cá.

Cũng từng bỏ làng chài đi khắp nơi tìm kiếm việc làm, ông Nguyễn Văn Tâm thử “khởi nghiệp” nhiều lần bằng các nghề, song đều lần thất bại. Cuối năm 2010 ông dốc toàn bộ tiền của trong nhà “đánh liều” mua một lồng cá trắm cỏ về thử nuôi dưới lòng sông Chu.

Ông Tâm cho biết, thời gian đầu chưa có kinh nghiệm cá chết nhiều, chưa cho thu nhập, đã có lúc ông tính bỏ nghề, lại xuống chèo thuyền đi đánh cá sông. Vợ con ông ngăn cản, bảo là Nhà nước đã hỗ trợ lên cạn rồi, giờ mình phải cố gắng, không được ỉ lại, trồng chờ, vậy là ông lại học hỏi, nhờ con, cháu lên mạng tìm kiếm thông tin nuôi cá lồng bè trên sông.

Bán mẻ cá đầu chỉ lời gần 2 triệu đồng, nhưng điều đó cũng đủ làm ông Tâm phấn khởi. Ông tiếp tục đầu tư thêm 1 lồng cá rô phi để nuôi. Cá lớn nhanh, không bị bệnh đem về cho ông nguồn thu đáng kể.

Nhiều hộ dân thu nhập ổn định nhờ nghề nuôi cá lồng trên sông Chu

Những chiếc thuyền một thời là noi trú ngụ giờ trở thành phương tiện không thể thiếu phục vụ cho nghề nuôi cá.

Theo ông Tâm, nghề nuôi cá có lúc trầm lúc bổng, song lại là nghề “kiếm cơm” chính của gia đình ông. Hiện gia 4 người con của ông đều nuôi cá lồng bè, cho thu nhập ổn định.

Ông Tâm nhẩm tính, trung bình một con cá trắm cỏ nặng từ 2 - 4 kg, con to 5 kg, bán với giá 50.000 đồng/1 kg. Với 4 lồng bè cá trắm cỏ, mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng.

“Năm vừa rồi nhà máy sắn thải nước thải cá chết nhiều, thu nhập giảm sút. Tuy nhiên không ai dám bỏ nghề nuôi cá lồng bè bởi hiện giờ lên cạn tìm việc làm khó do ảnh hưởng của dịch COVID -19”, ông Tâm cho biết.

Nhiều hộ dân thu nhập ổn định nhờ nghề nuôi cá lồng trên sông Chu

Nhờ nghề nuôi cá lồng cuộc sống của người dân khi lên cạn cũng ổn định hơn.

Theo ông Tâm, khó khăn nhất của việc nuôi cá là đầu ra của sản phẩm. Bà con nuôi cá tự phát, chưa có liên kết trong việc nuôi và tiêu thụ sản phẩm bền vững. Ví như đợt dịch COVID-19 năm ngoái diễn biến phức tạp, người nuôi cá ở làng chài rất lo lắng vì không có thương lái đến mua, đi chợ bán bị chèn ép giá.

“Để nghề nuôi cá ở làng chài phát triển hiệu quả, bền vững cần có chính sách cụ thể. Bà con nuôi cá cần được tập huấn kỹ thuật nuôi. Hướng dẫn cụ thể khi có biến động bất thường về yếu tố môi trường…”, ông Tâm mong muốn.

Được biết, làng chài Thủy Long có khoảng hơn 100 hộ dân chủ yếu là đồng bào công giáo, trong đó có 40 hộ dân đến với nghề nuôi cá lồng bè trên sông Chu. Việc nuôi cá lồng bè đang cho thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]