(vhds.baothanhhoa.vn) - Vẽ tranh bích họa là phần việc mà nhiều xã thực hiện trong chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, những bức tranh bích họa độc đáo ở xã NTM nâng cao Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) không chỉ tô điểm vẻ đẹp làng quê trên hành trình “cán đích” NTM kiểu mẫu mà còn mang đến nhiều ý nghĩa giáo dục truyền thống hiếu học, nét văn hóa của quê hương.

Những bức tranh bích họa mang bút pháp dân gian ở xã Hoằng Lộc

Vẽ tranh bích họa là phần việc mà nhiều xã thực hiện trong chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, những bức tranh bích họa độc đáo ở xã NTM nâng cao Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) không chỉ tô điểm vẻ đẹp làng quê trên hành trình “cán đích” NTM kiểu mẫu mà còn mang đến nhiều ý nghĩa giáo dục truyền thống hiếu học, nét văn hóa của quê hương.

Những bức tranh bích họa mang bút pháp dân gian ở xã Hoằng Lộc

Xã Hoằng Lộc nổi tiếng với Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Bảng Môn đình - một biểu tượng thiêng liêng về truyền thống học hành, khoa bảng của vùng đất này. Từ xưa, người Hoằng Lộc đã coi việc học như một nghề.

Những bức tranh bích họa mang bút pháp dân gian ở xã Hoằng Lộc

Thời phong kiến, xã Hoằng Lộc có 12 vị tiến sĩ được đề danh trên bảng vàng Đại khoa, trong đó có 7 vị tiến sĩ được khắc tên ở Văn miếu Quốc Tử Giám. Những cái tên như “làng tiến sĩ”, “làng khoa bảng” cũng thường được dùng để nói về địa danh Hoằng Lộc. Chính vì thế, những bức tranh bích họa nói về sự học được vẽ trên những con đường làng quê lại càng mang nhiều ý nghĩa giáo dục truyền thống hiếu học của quê hương.

Những bức tranh bích họa mang bút pháp dân gian ở xã Hoằng Lộc

Bức tranh bích họa đề dòng chữ “Nhất tự vi sư” sử dụng tông màu đen, trắng làm chủ đạo nổi bật ở khu vực trung tâm xã, tái hiện lại không gian lớp học của thầy đồ xưa.

Những bức tranh bích họa mang bút pháp dân gian ở xã Hoằng Lộc

Xã Hoằng Lộc cũng là địa phương được huyện Hoằng Hóa lựa chọn là nơi tổ chức Lễ hội Bút Nghiên lần đầu tiên vào năm 2021 nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của người Hoằng Hóa, khơi dậy tinh thần khuyến học, khuyến tài, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Những bức tranh bích họa mang bút pháp dân gian ở xã Hoằng Lộc

Ở xã Hoằng Lộc còn có Nhà thờ Nguyễn Quỳnh - địa danh được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Phía trước khu di tích, truyện Trạng Quỳnh - những truyện kể dân gian nổi tiếng đã được kể lại bằng tranh bích họa, vừa sinh động, vừa độc đáo, vui nhộn.

Những bức tranh bích họa mang bút pháp dân gian ở xã Hoằng Lộc

“Món ăn mầm đá” là truyện cười dân gian kể về Trạng Quỳnh đã được chuyển hóa thành tranh.

Những bức tranh bích họa mang bút pháp dân gian ở xã Hoằng Lộc

Truyện “Trạng thi vẽ” được thể hiện bằng sự hài hước, châm biếm.

Những bức tranh bích họa mang bút pháp dân gian ở xã Hoằng Lộc

Ý tưởng vẽ tranh bích họa để kể chuyện dân gian... khiến nhiều người dân địa phương vô cùng thích thú. Xã Hoằng Lộc đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí để được công nhận là một trong những xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Hoằng Hóa.

Minh Hiền


Minh Hiền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]