(vhds.baothanhhoa.vn) - Hè về, nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đạt điều hòa tăng cao. Những người thợ sửa chữa, lắp đặt điều hòa lại tất bất bước vào “chính vụ”. Thu nhập cao, nhưng cũng có không ít vất vả, thậm chí là cả nguy hiểm.

Những câu chuyện quanh nghề sửa chữa, lắp đặt điều hòa

Hè về, nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đạt điều hòa tăng cao. Những người thợ sửa chữa, lắp đặt điều hòa lại tất bất bước vào “chính vụ”. Thu nhập cao, nhưng cũng có không ít vất vả, thậm chí là cả nguy hiểm.

Những câu chuyện quanh nghề sửa chữa, lắp đặt điều hòa

Anh Nguyễn Kim Trấn - thợ sửa chữa, lắp đặt điều hòa đang thực hiện công việc của mình.

Vừa tất bật vệ sinh điều hòa cho khách, anh Nguyễn Kim Trấn (số 10, đường Nguyễn Thái Học, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa) cho biết: Vào mùa hè khách có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng hay lắp đặt điều hòa tăng gấp vài chục lần ngày thường. Một ngày làm việc của tôi thường bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc vào 23h để đảm bảo kịp thời công việc, tôi chỉ có thể làm thêm giờ chứ không làm ẩu, làm vội. Vì thế chuyện một ngày chỉ ăn hai bữa hoăc ăn vội chiếc bánh mì, gói mì tôm vào những ngày cao điểm là chuyện bình thường.

Anh Trấn cho biết thêm: Giá của mỗi lần vệ sinh, bảo dưỡng máy từ 150.000 đồng trở lên; giá lắp đặt máy mới thì từ 300.000 tùy thuộc vào địa hình, còn thay thế linh phụ kiện thì tùy thuộc vào giá linh phụ kiện. Thu nhập vào thời gian cao điểm từ công việc này là không cố định, chỉ hết ngày chứ không hết việc. Thời kỳ cao điểm cho thu nhập từ 20 đến trên 30 triệu đồng/tháng.

Những câu chuyện quanh nghề sửa chữa, lắp đặt điều hòa

Anh Nguyễn Kim Trấn tất bật đi lắp đặt điều hòa cho khách.

Lý giải về việc chỉ làm việc độc lập chứ không làm theo đội nhóm hoặc tìm “cộng sự”, anh Trấn cho biết: Nghề của tôi thường lắp đặt, sửa chữa điều hòa trong phòng riêng hoặc phòng khách của khách hàng, đồng nghĩa với việc đó là những nơi nhạy cảm, nơi để tiền hoặc những vật dụng có giá trị như đồ trang sức, đồ trang trí của khách. Nếu không may, trong quá trình làm việc vì một phút không kiềm chế được, “công sự” của tôi lấy trộm đồ của khách sẽ khiến tôi mất uy tín, vì vậy, tôi chỉ làm việc độc lập.

Cũng chia sẻ về công việc sửa chữa, láp đặt điều hòa của mình, anh Nguyễn Văn Tiến (phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) cho biết: Vì có sẵn khách hàng qua hơn 10 năm làm nghề nên cứ đến đầu mùa cần bảo dưỡng hoặc sữa chữa, vệ sinh điều hòa là khách sẽ gọi. Cũng có nhiều khách hàng cẩn thận nên thường gọi tôi đến nhà bảo dưỡng điều hòa sớm hơn để sẵn dùng ngay khi thời tiết nắng nóng, tránh việc khó tìm thợ trong những ngày cao điểm.

Những câu chuyện quanh nghề sửa chữa, lắp đặt điều hòa

Thu nhập cao, tuy nhiên, nhưng người thợ cũng phải đối mặt với nhiều vất vả, rủi ro.

Ngoài việc sửa chữa bảo dưỡng điều hòa, anh Tiến còn tư vấn, cung cấp điều hòa mới cho khách hàng và thu mua điều hòa cũ để bán lại. Công việc này cũng đem lại cho anh nguồn thu nhất định không nhỏ. Để đảm bảo thu nhập ổn định, vào những tháng mùa đông, anh Tiến thường nhận vệ sinh, sửa chữa máy giặt, bình nóng lạnh, đèn sưởi nhà tắm…

Thu nhập cao, tuy nhiên cũng phải đối mặt với nhiều vất vả, rủi ro. Không chỉ phải làm việc liên tục trong thời tiết nóng, những rủi ro còn đến từ việc phải lắp các thiết bị trên cao, ngoài trời, thậm chí phải làm vào ban đêm, đối mặt với việc tiếp xúc thường xuyên với điện, nguy cơ chập, cháy cao…

Bật mí về những “mánh khóe” của một số thợ sửa chữa, lắp đặt điều hòa, người trong nghề cho biết: Có người cố tình lắp vòng vo dây đồng, dây dẫn để tăng thêm tiền; “hét” giá linh, phụ kiện vô tội vạ; cố tình báo sai về tình trạng hỏng hóc của máy điều hòa để ép khách hàng thay thế linh, phụ kiện hoặc lấy công sửa cao… Do đó, người tiêu dùng cần tỉnh táo, tìm thợ có uy tín, có tâm khi hành nghề.

Nắm bắt nhu cầu nhu cầu của thị trường, hiện nay các trường cao đẳng, trung cấp nghề cũng liên tục đào tạo các lớp sửa chữa điện lạnh để cung cấp thợ sửa chữa có tay nghề cho thị trường.

Ông La Ngọc Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đảng nghề công nghiệp Thanh Hóa cho biết: Nghề kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí là một trong những nghề “hot” có số lượng người theo học đông nhất của nhà trường. Hiện đang có khoảng trên 100 sinh viên cao đẳng theo học nghề này. 100% học viên học nghề sau khi ra trường đều có tay nghề, có việc làm, thu nhập ổn định.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]