(vhds.baothanhhoa.vn) - Vài trăm năm nay người dân xã đảo Nghi Sơn đã dùng nước giếng cho tất cả mọi sinh hoạt thường nhật. Họ kể với con cháu rằng, vùng đất Biện Sơn chính là nơi đoàn quân Tây Sơn dừng chân làm căn cứ thủy quân, hợp cùng các đạo quân trên bộ thần tốc kéo ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Trên đường hành quân ấy luôn có người Chăm theo để đào giếng lấy nước cho quân sĩ uống. Bởi thế, ở xã Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) hiện nay vẫn còn 3 giếng cổ.

Những chiếc giếng cổ mang dấu ấn Chămpa ở xã đảo Nghi Sơn

Vài trăm năm nay người dân xã đảo Nghi Sơn đã dùng nước giếng cho tất cả mọi sinh hoạt thường nhật. Họ kể với con cháu rằng, vùng đất Biện Sơn chính là nơi đoàn quân Tây Sơn dừng chân làm căn cứ thủy quân, hợp cùng các đạo quân trên bộ thần tốc kéo ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Trên đường hành quân ấy luôn có người Chăm theo để đào giếng lấy nước cho quân sĩ uống. Bởi thế, ở xã Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) hiện nay vẫn còn 3 giếng cổ.

Những chiếc giếng cổ mang dấu ấn Chămpa ở xã đảo Nghi Sơn

Nếu chúng ta thường nhìn thấy những chiếc giếng hình tròn ở các làng quê, thì giếng ở xã Nghi Sơn có hình vuông, dưới nhỏ trên to. Ngoài kỹ thuật tạo dựng giếng, kỹ thuật khai thác mạch nước ngầm chính là điểm quan trọng để nước giếng ở đây luôn ngọt và trong.

Những chiếc giếng cổ mang dấu ấn Chămpa ở xã đảo Nghi Sơn

Giếng Giận ở xóm Chùa, thôn Nam Sơn, chỉ từ khi có giếng khoan bà con mới không dùng nước giếng để sinh hoạt, chỉ thảng hoặc dùng để rửa hoặc tưới cây.

Những chiếc giếng cổ mang dấu ấn Chămpa ở xã đảo Nghi Sơn

Giếng Bà Vải (xóm Lầu, thôn Trung Sơn) có cấu trúc và kỹ thuật tạo giếng cũng tương tự những chiếc giếng ở thôn Nam Sơn, nhưng có kích thước nhỏ hơn đôi chút. Giếng rất đẹp, nhưng đã lâu bà con không còn sử dụng nước giếng nên các loại tảo, cây con mọc lên.

Những chiếc giếng cổ mang dấu ấn Chămpa ở xã đảo Nghi Sơn

Năm 1934 người dân ở đây đã cho sửa lại giếng, đắp cao thành giếng. Đã có thời kỳ chính những mạch nước ở các giếng cổ này đã giúp đời sống bà con xã đảo không bị thiếu nước sinh hoạt.

Những chiếc giếng cổ mang dấu ấn Chămpa ở xã đảo Nghi Sơn

Giếng Uống (xóm Giếng, thôn Nam Sơn) còn tương đối nguyên vẹn và là giếng có kích thước lớn nhất, cấu trúc miệng giếng hình vuông, chiều dài mỗi cạnh gần 3m, giếng sâu hơn 5m. Thành giếng từ trên xuống dưới được xếp ghép bằng các phiến đá dầy, ghè đẽo công phu, xen kẽ là một vài phiến đá lớn có bề mặt khá bằng phẳng, không có chất kết dính. Theo chia sẻ của ông Lê Văn Cường, công chức văn hóa xã: Giếng Uống chưa bao giờ hết nước, luôn trong xanh. Vì thế có những thời kỳ hạn hán kéo dài, không chỉ người dân xóm Giếng mà cả dân cư các vùng khác vẫn sang lấy nước từ giếng cổ về sinh hoạt. Hiện nay, để bảo vệ giếng, người dân trét vữa vào các mạch đá, ốp gạch bên ngoài thành giếng tạo thành hai bậc thềm cao. Ngoài ra, vào dịp đầu năm và cuối năm, người dân lại tổ chức vét giếng, dọn dẹp sạch sẽ.

Những chiếc giếng cổ mang dấu ấn Chămpa ở xã đảo Nghi Sơn

Ông Trần Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Dù nằm sát biển, nhưng giếng không bị nhiễm mặn. Nước giếng ở đây trong lành, chưa bao giờ cạn. Hiện nay, nhiều người dân trong xã không còn sử dụng nước giếng, nhưng với những giá trị về mặt thời gian, đặc trưng dấu ấn của văn hóa Chămpa với kỹ thuật khai thác mạch nước ngầm, cấu trúc tạo dựng giếng, việc giữ gìn và bảo tồn những giếng cổ này là cần thiết.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]