(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có những chuyển động tích cực nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, mang lại năng suất, sản lượng cao, cung ứng cho thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng. Những mô hình sản xuất này đã giúp nhiều hộ dân trong tỉnh nâng cao thu nhập và làm giàu.

Những nông dân làm giàu từ công nghệ cao

Những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có những chuyển động tích cực nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, mang lại năng suất, sản lượng cao, cung ứng cho thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng. Những mô hình sản xuất này đã giúp nhiều hộ dân trong tỉnh nâng cao thu nhập và làm giàu.

Những nông dân làm giàu từ công nghệ cao

Mô hình trồng dưa ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Hợp (Quảng Xương).

Đến thăm mô hình trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ nhà kính của gia đình anh Nguyễn Tuấn Anh, ở thôn Yên Cẩm 1, xã Đông Yên (Đông Sơn), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những công nghệ, thiết bị nông nghiệp đang áp dụng tại đây.

Ðưa chúng tôi thăm mô hình rộng 2.000m2, anh Anh giới thiệu: Năm 2015 anh đầu tư hơn 800 triệu đồng xây dựng màng lưới nhà kính trên diện tích 2.000m2 để trồng rau an toàn. Rau trồng trong nhà kính nên đã hạn chế được sâu bệnh xâm nhập, tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật sử dụng giảm hơn một nửa so với trồng ngoài trời. Nhất là có thể trồng quanh năm vì không phụ thuộc vào thời tiết, năng suất đạt cao và bảo đảm rau an toàn.

Những nông dân làm giàu từ công nghệ cao

Mô hình trồng dưa trong nhà màng tại xã Ngọc Phụng (Thường Xuân).

Anh Nguyễn Tuấn Anh cho biết: Do sử dụng hệ thống phun tưới tự động, tự điều chỉnh độ ẩm bên trong nên khi nhiệt độ lên cao, hệ thống phun sương trong nhà kính sẽ tự bật lên làm mát vườn. Trường hợp thời tiết bất thường, như quá nắng, hệ thống màng cản quang sẽ tự động kéo ra tạo bóng mát và khi có mưa, hệ thống cũng sẽ tự kéo mái không cho mưa lọt vào bên trong nhà kính.

Vốn có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam, chị Lê Thị Quyên, ở xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) có điều kiện tiếp xúc và học tập kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đem lại giá trị thu nhập cao cho người nông dân. Năm 2018, chị quyết định trở về quê nhà để thành lập HTX sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, xây dựng dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với mong muốn xây dựng những cánh đồng lớn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Hơn 2 ha đất được chị Quyên thuê tại thôn Nhân Đạo, xã Hoằng Đạo trước đây vốn là vùng đất bãi cát pha bạc mầu, tưới tiêu khó khăn nên thường xuyên bị bỏ hoang hóa. Sau khi thuê đất, chị Quyên đã đầu tư hơn 6 tỷ đồng xây dựng 6.500m2 nhà lưới và 5.000m2 nhà màng để trồng dưa Kim hoàng hậu.

Những nông dân làm giàu từ công nghệ cao

Mô hình tưới nước tiết kiệm theo hình thức nhỏ giọt hoặc phun mưa cho các loại cây trồng theo thời vụ và lâu năm được người dân áp dụng rộng rãi.

Với kinh nghiệm và kỹ thuật được tích lũy trong nhiều năm, chị đã đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ của Israel, đồng thời ứng dụng công nghệ vi sinh, dùng phân bò hoai mục phối trộn với một số loại phân NPK có thành phần Oganic để bón cho dưa, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, vừa đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của quả dưa.

Trên đây chỉ là số ít những “ông chủ” có đam mê làm giàu từ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Dẫu biết rằng còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng những người như chị Quyên, anh Anh, vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Nhiệt huyết của các anh, các chị cũng như hàng vạn người con xứ Thanh đang nỗ lực, cố gắng làm giàu cho gia đình và quê hương.

Những nông dân làm giàu từ công nghệ cao

Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuât, nhiều mô hình sản xuất trên địa bàn huyện Quảng Xương đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Trần Bình Quân cho biết: Hầu hết các mô hình thí điểm và những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được nhân rộng đều đang phát huy hiệu quả cả về kinh tế và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất như: Mô hình trồng hoa lan trong nhà kính, trồng đậu tương giống, trồng dưa Kim hoàng hậu trong nhà lưới...

Điều đáng nói là có tới 80% các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện có trên địa bàn tỉnh đã có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 20% mô hình còn lại cũng có thị trường ổn định và được người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng. Các mô hình này đã tạo ra nông sản có năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]