(vhds.baothanhhoa.vn) - Đối với người trồng và bán hoa cây cảnh, tết bao giờ cũng là thời điểm được họ mong chờ nhất vì sau một năm chăm bón, vun trồng vất vả, họ đã có thể thụ hưởng thành quả lao động của mình. Dịp tết năm nay thì khác, trên các tuyến đường, những người bán hoa, cây cảnh vẫn thức xuyên đêm, nhưng không phải chỉ để chào bán và trông coi, mà còn vì nỗi lo dịch COVID-19 có thể sẽ khiến cho mặt hàng của họ ế ẩm.

Nỗi lo của người kinh doanh hoa, cây cảnh tết này

Đối với người trồng và bán hoa cây cảnh, tết bao giờ cũng là thời điểm được họ mong chờ nhất vì sau một năm chăm bón, vun trồng vất vả, họ đã có thể thụ hưởng thành quả lao động của mình. Dịp tết năm nay thì khác, trên các tuyến đường, những người bán hoa, cây cảnh vẫn thức xuyên đêm, nhưng không phải chỉ để chào bán và trông coi, mà còn vì nỗi lo dịch COVID-19 có thể sẽ khiến cho mặt hàng của họ ế ẩm.

Nỗi lo của người kinh doanh hoa, cây cảnh tết này

Nhận định kinh tế khó khăn, thay vì bán những cây quýt lớn, nhiều thương lái chỉ dám buôn bán những cây quýt nhỏ có giá dao động từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Mấy ngày nay anh Nguyễn Tiến Bình (quê Thiệu Hóa) như ngồi trên đống lửa khi 200 cây quất và hàng trăm chậu hoa các loại được chuyển từ Hải Dương về thành phố Thanh Hóa đã hơn tuần nay mà vẫn gần như còn nguyên.Trong khi đó, anh phải trả khoản tiền không hề nhỏ để có vị trí bán đắc địa trên đường Lê Lai. Đó là chưa kể các chi phí khác phải bỏ ra như tiền vận chuyển, tiền thuê nhân viên đứng bán…

Chỉ vào một cây quất có dáng cao lớn, xum xuê trái, anh Bình cho biết: “Giá của những cây quất như thế này năm nay chỉ giao động từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng, giảm khoảng 20% so với năm trước. Nếu không bị ảnh hưởng của dịch bệnh thì mọi năm bằng giờ này, khách đã đi tham quan và mua hoa, cây cảnh nhiều lắm rồi. Như năm vừa đây có dịch ở mức độ nhẹ, tôi vẫn bán được 500 cây. Tuy nhiên, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, rất có thể là nhu cầu mua của người dân sẽ giảm nên nếu ế ẩm quá, chắc chúng tôi đành phải hạ thêm giá”.

Nỗi lo của người kinh doanh hoa, cây cảnh tết này

Một điểm bán hoa, cây cảnh ở gần chung cư Xuân Mai đang mong ngóng khách mua.

Lần đầu tiên đi buôn cây cảnh, anh Trần Văn Tùng (quê Hà Trung) chỉ định bán trong khoảng thời gian từ mùng 10 đến 20 tháng Chạp, sau đó sẽ nghỉ rồi về phụ vợ thu hoạch rau màu bán trong mấy buổi chợ tết. Vì vậy, anh chỉ dám bán 100 cây cảnh nhưng không tập trung vào một loại nào duy nhất mà có tới những 4 loại, gồm: đào, quất, bưởi và cây hoa giấy. Tuy nhiên, đã 7 ngày trôi qua mà gian hàng của anh trên đường Lê Hoàn mới chỉ có vài chục lượt khách ghé thăm, còn hàng đang nằm lại tới 2/3, chủ yếu là đào và bưởi.

“Tôi cũng vì nể chỗ người quen trồng cây cảnh mới lấy bán hộ trong lúc đang hết việc. Tưởng là lấy công làm lãi mới chuyển hàng về đây túc trực ngày đêm. Nhưng cứ đà này thì chẳng những không được gì mà có khi còn bù lỗ cũng nên”, anh Tùng nói với vẻ mặt mệt mỏi.

Hiểu rõ được thị trường hoa, cây cảnh Tết Nhâm Dần 2022 nên dù vất vả vận chuyển hàng trăm cây cảnh từ huyện Triệu Sơn về thành phố Thanh Hóa trong những ngày vừa qua nhưng anh Lê Ích Ninh (quê Quảng Xương) lại không có quá nhiều kỳ vọng sẽ bán được hết hàng. Anh Ninh bày tỏ quan điểm: “Hoa và cây cảnh là để chiêm ngưỡng và tô điểm cho Tết cổ truyền của dân tộc thêm tưng bừng, khí thế. Nếu bán được càng tốt, còn không sau khi khách đã chiêm ngưỡng xong, mình lại chở về vườn để tiếp tục vun trồng, cắt tỉa, chờ đến tết năm sau sẽ lại đưa ra thị trường cho mọi người cùng thưởng lãm”.

Nỗi lo của người kinh doanh hoa, cây cảnh tết này

Chọn vị trí bày bán ở gần chung cư Xuân Mai, anh Lê Ích Ninh hy vọng sẽ có không gian thích hợp cho khách đến chiêm ngưỡng và lựa chọn những cây cảnh phù hợp với túi tiền.

Chính vì suy nghĩ đó nên thay vì thuê vị trí đẹp như những năm trước đây, anh Ninh tiết kiệm chi phí bằng cách tìm đến khu vực bên ngoài trung tâm thành phố (gần với chung cư Xuân Mai) để bày bán các loại cây cảnh do anh và những người bạn có cùng đam mê tự trồng và kiến tạo. Qua trao đổi được biết, nhằm tạo sự khác biệt trên thị trường hoa cây cảnh, ngoài cây hoa giấy, hội bạn của anh tập trung giới thiệu đến khách hàng loại cây cảnh có tên là mai chí tiêu. - “Nếu không phải do dịch bệnh thì với giá thành trung bình khoảng 2 triệu đồng /cây, chúng tôi sẽ không còn lại nhiều cây mai chí tiêu như hiện nay”, anh Lê Ích Ninh có chút ngậm ngùi chia sẻ.

Cũng qua khảo sát địa bàn thành phố Thanh hóa cho thấy thị trường hoa cây cảnh năm nay không chỉ giảm về số lượng các mặt hàng mà còn giảm cả về các điểm bán. Nhiều thương lái chuyên kinh doanh hoa cây cảnh những năm trước đây đã sớm bỏ “cuộc chơi” vì đoán biết được tâm lý của người dân có xu hướng để phòng dịch bệnh, không muốn ra đường và cũng không muốn có khách đến chơi ngày tết nên việc trưng bày hoa, cây cảnh cũng sẽ bị cắt giảm để tiết kiệm thấp nhất chi phí. Điều này đang đặt ra sự mất cân bằng về cung - cầu và là nguyên nhân khiến cho người trồng và bán hoa cây cảnh năm nay khó có thể nào ngủ ngon giấc.

Mai Vui


Mai Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]