(vhds.baothanhhoa.vn) - Cách đây chưa lâu, cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối tượng T. về hành vi “Cố ý gây thương tích”. Chuyện bắt đầu từ việc hàng xóm sát vách tổ chức nhậu và hát karaoke với âm thanh quá lớn, trong lúc con gái của T. đang học online. Thấy vậy, T. qua nhà đề nghị tắt loa. Tuy nhiên, nhạc vẫn tiếp tục mở lớn hơn. Tức giận, T. lấy cây búa đi sang nhà đánh vào vùng đầu, khiến người hàng xóm bị thương tích nặng.

Ô nhiễm tiếng ồn, bắt đầu từ ý thức

Cách đây chưa lâu, cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối tượng T. về hành vi “Cố ý gây thương tích”. Chuyện bắt đầu từ việc hàng xóm sát vách tổ chức nhậu và hát karaoke với âm thanh quá lớn, trong lúc con gái của T. đang học online. Thấy vậy, T. qua nhà đề nghị tắt loa. Tuy nhiên, nhạc vẫn tiếp tục mở lớn hơn. Tức giận, T. lấy cây búa đi sang nhà đánh vào vùng đầu, khiến người hàng xóm bị thương tích nặng.

Ô nhiễm tiếng ồn, bắt đầu từ ý thức

Câu chuyện tưởng rất đơn giản, nhưng đó chẳng phải chuyện bé xé ra to, mà là sự ức chế âm ỉ nhiều ngày tháng. Và việc ô nhiễm tiếng ồn hiện nay cũng đang là vấn nạn không chỉ riêng ở một tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tôi ở chung cư cũ, hàng ngày tiếng ồn như một thứ “đặc sản”. Buổi trưa là khoảng thời gian ngắn ngủi thường được mọi người tận dụng để nghỉ ngơi, nhưng hỗn độn tiếng ồn từ những chiếc máy cưa, máy mài, tiếng vòi xịt nước... của hàng xóm lại vang lên. Tối đến, khi bọn trẻ cần không gian yên ắng để học bài, người già cần yên tĩnh thì người ta lại mở karaoke nghêu ngao một vài bài hát. Một bữa không ai nói. Vài ba bữa có người nhắc nhở thị bị làm lơ. Rồi khi cả tuần phải chịu đựng tiếng ồn thì nhà bên cạnh lại “trả thù” bằng cách mở loa to hơn. Sự trả đũa ấy gây thêm khổ sở cho những nhà có con nhỏ đang tuổi đến trường, buộc họ phải đóng kín mít cửa.

Bọn trẻ con với cái nhìn ngây thơ của mình thì chỉ biết nói: Mẹ ơi, mấy chú đó sướng nhỉ, chả phải học bài, cả ngày chỉ có hát rồi zô nhau uống rượu...

Tổ chức Y tế thế giới đã lấy ngày 25-4 làm ngày “Quốc tế phòng, chống tiếng ồn” để nâng cao nhận thức của nhân loại về mối nguy hại của tiếng ồn. Ở Việt Nam, pháp luật quy định rõ việc gây tiếng ồn quá giới hạn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Nếu gây tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường (Nghị định 155/2016/NĐ-CP; Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ). “Tùy thuộc vào mức độ và thời điểm vi phạm, các hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn, có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đến 100 triệu đồng” (Điều 12, Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31-12-2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).

Một nghiên cứu gần đây nhất đã khảo sát ở một số trường học có cường độ tiếng ồn từ 75dB trở lên cho thấy, tỷ lệ học sinh đáp ứng mức độ lo âu vừa và nặng lên tới 70,2%, đáp ứng mức độ trầm cảm vừa và nặng lên tới 60,9%. Có thể khẳng định ô nhiễm tiếng ồn đã ảnh hưởng đến cuộc sống, thói quen và thời gian sinh hoạt, mức độ kiểm soát cảm xúc.

Đã có văn bản quy phạm pháp luật, có chế tài, có cả những tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để hạn chế và ngăn chặn tiếng ồn. Tuy nhiên, thực tế hành vi gây tiếng ồn (loa thùng, karaoke) quá mức chỉ mới dừng lại ở mức nhắc nhở. Thiết nghĩ, lời nhắc nhở thường chỉ có giá trị với những người có ý thức, sống vì cộng đồng. Với những người sống ích kỷ, coi thường người khác, thì nhắc nhở thôi chưa đủ.

Huyền Chi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]