(vhds.baothanhhoa.vn) - Khó khăn về điện lưới khiến cuộc sống của đồng bào dân tộc tại 22 thôn, bản thuộc huyện miền núi biên giới Mường Lát gặp vô vàn khó khăn.

Phấn đấu đến năm 2025 xoá "trắng điện" tại các thôn, bản ở huyện biên giới Mường Lát

Khó khăn về điện lưới khiến cuộc sống của đồng bào dân tộc tại 22 thôn, bản thuộc huyện miền núi biên giới Mường Lát gặp vô vàn khó khăn.

Phấn đấu đến năm 2025 xoá “trắng điện” tại các thôn, bản ở huyện biên giới Mường Lát

Một góc bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát.

Thông qua các Chương trình 30a, 134, 135... của Chính phủ cơ bản đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện Mường Lát. Hệ thống điện, đường, trường trạm ở đây không ngừng được đầu tư, xây dựng, diện mạo nông thôn khởi sắc.

Tuy vậy ở một số thôn, bản tại huyện vùng cao biên giới này người dân vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Mọi sinh hoạt, sản xuất chủ yếu đều dựa vào nguồn điện năng lượng mặt trời, đèn dầu...

Pù Đứa là bản người Mông còn nhiều khó khăn của xã biên giới Quang Chiểu. Bản hiện có 75 hộ, trong đó có 45 hộ nghèo, chiếm trên 60%. Từ bao đời nay đời sống của người dân sống chủ yếu dựa vào cây sắn, ngô, khoai, đáng nói 100% người tại đây chưa được sử dụng điện lưới.

Phấn đấu đến năm 2025 xoá “trắng điện” tại các thôn, bản ở huyện biên giới Mường Lát

Do đặc thù địa hình các bản tại huyện Mường Lát phân bố rải rác trên đồi núi, gây khó khăn cho công tác phủ sóng lưới điện.

Anh Thao Văn Tông, trưởng bản Pù Đứa cho biết, do không có điện nên mọi sinh hoạt, sản xuất của người dân trong bản bị ngưng trệ, đêm đến toàn thôn như chìm trong bóng tối, chỉ một số hộ dùng bình ắc quy, còn lại dùng đèn dầu.

Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu Ngân Văn Hiệp chia sẻ, không chỉ riêng bản Pù Đứa mà các bản Co Cài, Cúm, Hạm, Suối Tút, Con Dao cũng chưa có điện. Thiếu điện cuộc sống bà con thiếu thốn nhiều thứ, thông tin đến người dân cũng rất chậm, hạn chế, khiến cuộc sống đã nghèo lại càng nghèo thêm. Không những vậy, thiếu điện, việc dạy và học tại một số điểm trường lẻ cũng gặp không ít khó khăn.

Thầy Lương Văn Sao, trưởng điểm lẻ Trường tiểu học Tây Tiến, xã Mường Lý tâm sự do bản chưa có điện lưới, học sinh không được tiếp cận công nghệ thông tin, điều kiện ánh sáng rất hạn chế, đặc biệt vào buổi sáng sương mù học sinh khó quan sát, những hôm mưa gió trời tối sầm không thể giảng dạy được.

Phấn đấu đến năm 2025 xoá “trắng điện” tại các thôn, bản ở huyện biên giới Mường Lát

Đồng bào dân tộc tại nhiều thôn, bản rất mong chờ được sử dụng điện lưới trong tương lai gần.

Xã Trung Lý hiện có gần 700 hộ dân thuộc 9 thôn, bản chưa có điện lưới. Đây là rào cản lớn nhất để các hộ dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Do không có điện, người dân không được tiếp cận với các thiết bị liên lạc, vô tuyến, điện tử. Mặt khác, do nguồn điện từ năng lượng mặt trời yếu, mới chủ yếu để thắp sáng, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Ông Quách Văn Mỵ, Chủ tịch UBND xã Trung Lý cho biết, bản Tà Cóm là bản cách xa trung tâm nhất, tới 48 km, với trên 100 hộ là đồng bào Mông, đồng thời cũng là bản khó khăn bậc nhất của huyện Mường Lát. Do không có điện nên nhiều nhu cầu thiết yếu của người dân không thể tiếp cận. Khó khăn, đói rét như con “ma rừng” cứ hàng ngày “bủa vây”, bám riết lấy cuộc sống vốn đã rất vất vả, khó nhọc của đồng bào dân tộc nơi đây.

Hiện nay các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại những bản chưa có điện phải sử dụng củi bếp, đèn dầu để thắp sáng, đêm đến cả bản chìm trong màn đêm tĩnh mịch của núi rừng.

Theo tìm hiểu, nguyên nhân các bản chưa có điện là do phần lớn người dân sinh sống trên núi cao, xa trung tâm, địa hình đồi núi chia cắt, gây khó khăn trong việc khảo sát, kéo điện. Trong khi nguồn kinh phí lắp đặt lưới điện rất lớn, đối với một huyện nghèo như Mường Lát để thực hiện là điều không hề dễ dàng.

Phấn đấu đến năm 2025 xoá “trắng điện” tại các thôn, bản ở huyện biên giới Mường Lát

Bản Con Dao là một trong nhiều thôn, bản ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát hiện nay chưa có điện lưới.

Bí thư Huyện ủy Mường Lát Hà Văn Ca cho biết, do địa phương không có nguồn lực để đầu tư hệ thống lưới điện, nên tại các buổi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh, huyện đều đề nghị các đơn vị liên quan, đặc biệt là ngành điện xem xét, khảo sát để hỗ trợ, đầu tư lưới điện tại các bản còn lại của huyện Mường Lát. Trung tuần tháng 6-2021 UBND tỉnh cũng đã có văn bản giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan báo cáo, đề nghị Bộ Công thương bố trí đầu tư công trình cấp điện cho 22 thôn, bản của huyện. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu trung bình mỗi năm xóa “trắng điện” tại 7 thôn, bản. Đồng thời, theo mục tiêu đến năm 2025 sẽ đưa điện lưới quốc gia đến 100% các thôn, bản còn lại của huyện.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]