(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong nỗ lực tìm hướng xóa đói, giảm nghèo, huyện miền núi Lang Chánh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn triển khai trồng cây dược liệu, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Phát triển cây dược liệu ở Lang Chánh

Trong nỗ lực tìm hướng xóa đói, giảm nghèo, huyện miền núi Lang Chánh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn triển khai trồng cây dược liệu, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Phát triển cây dược liệu ở Lang Chánh

Hiện nay nguồn dược liệu từ rừng tự nhiên ngày một khan hiếm, trong khi nhu cầu dược liệu ngày càng tăng cao, một số hộ dân và doanh nghiệp đã và đang quan tâm đầu tư, phát triển cây dược liệu theo hướng liên kết từ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu đến thu mua, chế biến trên địa bàn huyện.

Đến nay huyện Lang Chánh đã trồng được 7,52 ha cây dược liệu, tập trung tại các xã Trí Nang (diện tích 0,44 ha cây rau má, thu hút 20 hộ tham gia); Tân Phúc (1,09 ha cây ngải cứu, 6 hộ tham gia); Yên Khương (3,21 ha trồng cây bách bộ)...

Phát triển cây dược liệu ở Lang Chánh

Ngải cứu là cây dược liệu được trồng phổ biến trên địa bàn huyện.

Để mở rộng, phát triển cây dược liệu góp phần cải thiện thu nhập cho người dân, huyện Lang Chánh đã ban hành các nghị quyết, văn bản về phát triển cây dược liệu từ nay đến năm 2022. Theo đó, tập trung trồng, phát triển các loại cây dược liệu như: Cúc hoa vàng, kim ngân hoa, mạch môn đông, bách bộ, ngải cứu, ráu má, kim ngân hoa… Hỗ trợ chi phí cho người dân mua giống, phân bón với diện tích trồng dược liệu từ 0,05 ha trở lên đối với hộ gia đình; 1,0 ha trở lên đối với tổ hợp tác, hợp tác xã.

Yên Thắng hiện có 1,2 ha trồng cây bách bộ, cát sâm, dự kiến sẽ trồng thêm 0,5 ha kim ngân hoa. Trong quá trình triển khai trồng cây dược liệu, xã gặp một số khó khăn do người dân chưa nắm bắt hết kỹ thuật chăm sóc, thời gian cây sinh trưởng phát triển đến khi thu hoạch dài ngày, hạ tầng giao thông đến vùng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.

Để cây dược liệu thực sự đạt hiệu quả nâng cao giá trị kinh tế, đời sống cho người dân thời gian tới xã cần có sự liên kết của doanh nghiệp. Bên cạnh đó địa phương cũng cần có cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện mở rộng, phát triển tiềm năng cây dược liệu trên địa bàn.

Phát triển cây dược liệu ở Lang Chánh

Lang Chánh có lợi thế rất lớn trong phát triển cây dược liệu.

Chủ tịch UBND xã Yên Thắng Lương Văn Hải cho biết, để người dân đồng thuận với chủ trương phát triển kinh tế, thúc đẩy mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, chính quyền địa phương đã tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân tham gia. Đồng thời vận dụng tối đa các nguồn vốn, động viên người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang trồng cây dược liệu.

Để phát triển cây dược liệu hướng đến giảm nghèo, huyện cũng cần có cơ chế đặc thù, thu hút doanh nghiệp dược trong và ngoài huyện nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng về rừng, đất rừng. Đồng thời nâng cao trình độ sản xuất của bà con, áp dụng khoa học - kỹ thuật mới trong trồng, chăm sóc cây dược liệu...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]