(vhds.baothanhhoa.vn) - Phát triển không gian xanh không chỉ là vấn đề đảm bảo môi trường, cảnh quan mà còn tạo nên sự khác biệt cho các khu đô thị (KĐT). Vì thế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã quan tâm dành quỹ đất trồng cây xanh, góp phần tạo nên không gian trong KĐT xanh, sạch, đẹp.

Phát triển không gian xanh ở các khu đô thị

Phát triển không gian xanh không chỉ là vấn đề đảm bảo môi trường, cảnh quan mà còn tạo nên sự khác biệt cho các khu đô thị (KĐT). Vì thế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã quan tâm dành quỹ đất trồng cây xanh, góp phần tạo nên không gian trong KĐT xanh, sạch, đẹp.

Phát triển không gian xanh ở các khu đô thị

Mật độ che phủ cây xanh của Nhà máy Xi măng Long Sơn, thị xã Bỉm Sơn đạt từ 40 - 50%

Là đô thị loại III và là thị xã công nghiệp, hiện tại chỉ tiêu đất cây xanh trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã đạt trên 20m2/người. Trưởng phòng Quản lý đô thị, UBND thị xã Bỉm Sơn, ông Trần Xuân Việt cho biết: Mật độ che phủ cây xanh trên địa bàn thị xã đạt tỷ lệ cao, một phần do Bỉm Sơn có diện tích cây xanh ở khu vực rừng trồng và đồi núi nhiều. Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp đã có ý thức trồng cây xanh vừa lấy bóng mát, cảnh quan, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, do được người dân tự trồng để lấy bóng mát, dẫn đến tình trạng trên cùng một tuyến phố có nhiều loại cây, kích cỡ khác nhau và vị trí trồng không thẳng hàng, gây cảm giác lộn xộn, không đảm bảo kiến trúc, cảnh quan đô thị. Vì vậy, đảm bảo theo chuẩn cây xanh đô thị như: Trồng một loại cây có cùng tiêu chuẩn kích cỡ, thẳng hàng..., đồng thời theo quy hoạch phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025, thị xã sẽ trồng mới khoảng 5.600 cây xanh (cây xanh công viên, cây xanh đường phố...). Ngoài việc thay thế cây xanh già cỗi, Bỉm Sơn đang thực hiện dự án Khu công viên trung tâm tại phường Ba Đình có diện tích 2,4ha trồng cỏ, hoa và khoảng 100 cây bóng mát. Mặt khác, trong quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Nam Cổ Đam (diện tích 26ha thuộc phường Lam Sơn), thị xã dành 1,5ha đất trồng cây xanh. Khi ấy, độ che phủ cây xanh trong KĐT sẽ cao hơn, kể cả khi cây xanh ở khu vực đồi núi giảm xuống do Nhà nước có kế hoạch thu hồi đất phục vụ cho công tác san lấp mặt bằng.

Cũng theo ông Trần Xuân Việt, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị xã đã quan tâm trồng cây xanh dọc 2 bên đường và trong khuôn viên đơn vị. Dẫn đầu trong khối doanh nghiệp là Nhà máy Xi măng Long Sơn (phường Đông Sơn) - đã trồng cây xanh đảm bảo độ che phủ trong khuôn viên nhà máy từ 40-50%. Ngoài việc đã hoàn thành trồng cây xanh trên đất quy hoạch tại dây chuyền 1-2, nhà máy đang tiếp tục triển khai thực hiện phủ xanh khu vực dây chuyền 3.

Thanh Hóa hiện có 34 đô thị, gồm có 2 thành phố (TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn, Nghi Sơn) và 30 thị trấn. Trong đó, có 1 đô thị loại I (TP Thanh Hóa), 2 đô thị loại III (TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn), 1 đô thị loại IV (thị xã Nghi Sơn) và 30 đô thị loại V (thị trấn thuộc huyện), cơ bản đã được lập quy hoạch chung xây dựng đô thị. Trong đồ án quy hoạch các đô thị đã có định hướng bố trí quỹ đất công viên - cây xanh.

Nói về thực trạng không gian xanh ở các đô thị trên địa bàn tỉnh hiện nay, ông Trịnh Ngọc Tân, Phó Trưởng Phòng Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật (Sở Xây dựng Thanh Hóa), cho biết: Hệ thống cây xanh (cây bóng mát trên đường phố) ở các KĐT trên địa bàn tỉnh rất đa dạng về chủng loại, kích thước. Một số chủng loại cây xanh được trồng nhiều, chiếm ưu thế là xà cừ, sao đen, bằng lăng, sấu, phượng,... Ở nhiều huyện, cây bóng mát được trồng trên cùng tuyến phố không cùng chủng loại, vị trí trồng lại không thẳng hàng, gây cảm giác lộn xộn, không đảm bảo kiến trúc cảnh quan trong đô thị. Bên cạnh đó, mật độ diện tích đất cây xanh khu vực nội thị chưa đạt so với quy định, như: TP Thanh Hóa là đô thị loại I nhưng hiện mật độ diện tích đất cây xanh đô thị trên dân số là 6,38m2/người, mật độ diện tích đất cây xanh khu vực nội thị trên dân số nội thị là 5,84m2/người. Trong khi đó, theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25-5-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, quy định: Các tiêu chuẩn đất cây xanh đô thị loại I phải đạt: tỷ lệ cây xanh toàn đô thị lớn hơn hoặc bằng 15m2/người; tỷ lệ cây xanh công cộng khu vực nội thị lớn hơn hoặc bằng 6m2/người....

Phát triển không gian xanh ở các KĐT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt góp phần thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 1-4-2021 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24-5-2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 120/KH-UBND về việc trồng cây xanh trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu trồng mới ít nhất 34,5 triệu cây xanh, trong đó năm 2021 trồng khoảng 6,120 triệu cây xanh. Để mục tiêu sớm trở thành hiện thực, các địa phương cần rà soát, tổng hợp diện tích đất, không gian cho phát triển cây xanh trong các quy hoạch xây dựng đô thị. Đồng thời, xây dựng kế hoạch trồng cây xanh đô thị theo từng năm và giai đoạn 2021-2025 phù hợp với mục tiêu của đề án và điều kiện thực tế của địa phương. Thực hiện mục tiêu của đề án, từ đầu năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 5,255 triệu cây (đạt 85,86% kế hoạch), trong đó, cây xanh trong khu vực đô thị 599.000 cây.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]