(vhds.baothanhhoa.vn) - Quảng Phúc là một trong những xã có diện tích trồng cói nhiều nhất huyện Quảng Xương. Với gần 400ha diện tích chuyên trồng cói, chiếm 64% diện tích đất nông nghiệp toàn xã, đây là điều kiện thuận lợi để Quảng Phúc phát triển nghề trồng cói và thâm canh khai thác các nguồn lợi thủy sản trên đất cói.

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Quảng Phúc là một trong những xã có diện tích trồng cói nhiều nhất huyện Quảng Xương. Với gần 400ha diện tích chuyên trồng cói, chiếm 64% diện tích đất nông nghiệp toàn xã, đây là điều kiện thuận lợi để Quảng Phúc phát triển nghề trồng cói và thâm canh khai thác các nguồn lợi thủy sản trên đất cói.

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Vào những ngày này, về xã Quảng Phúc, cảm nhận màu xanh bạt ngàn của cói, hòa sắc xanh của mây trời. Người dân trồng cói nơi đây đang thu hoạch vụ cói thứ 2 trong năm. Tiếng người cắt cói, phơi cói ngoài đồng, tiếng máy dệt, máy se sợi rộn rã trong những nếp nhà.

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Nhắc tới chiếu cói người ta luôn nhớ tới hồn quê, nơi những người dân hiền hòa vẫn ngày ngày chăm chỉ gìn giữ làng nghề truyền thống cha ông để lại. Nghề dệt chiếu cói của người dân xã Quảng Phúc vẫn đang lưu giữ hồn quê.

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Xã Quảng Phúc có gần 400 ha đất cói, đây là vùng đất chiêm trũng, màu mỡ, nguồn mặn vừa phải rất phù hợp cho cây cói phát triển. Đây là nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương phục vụ cho nghề dệt chiếu cói của người dân trong xã.

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Cói sau khi thu hoạch được phơi khô dưới nắng, những người thợ loại bỏ những sợi xấu, không đạt yêu cầu và sử dụng những sợi cói đẹp, đều để dệt chiếu.

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Khi dệt chiếu đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo đưa từng sợi cói vào khuôn dệt theo quy luật sao cho thật nhanh, thật đều, thật khéo…

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Những năm 2004 trở lại đây, một số hộ dân trong xã đã đầu tư mua máy dệt chiếu phục vụ sản xuất. Đến nay, trên địa bàn xã Quảng Phúc đã có hơn 200 máy dệt chiếu. Việc sản xuất chiếu cói bằng máy vừa giảm thời gian và nâng cao năng xuất cho người lao động.

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Thị trường chiếu, cói những năm gần đây tương đối ổn định, giá cói trung bình 12.500 đồng/kg, chiếu cói 38.000 đồng/lá; sản lượng, chất lượng chiếu cói liên tục tăng. Mỗi năm Quảng Phúc sản xuất khoảng 500.000 lá chiếu/năm.

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Chiếu cói rất phù hợp với thời tiết nhiệt đới gió mùa của Việt Nam, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông… Nghề dệt chiếu cói Quảng Phúc không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho các hộ chủ máy mà còn giải quyết việc làm tại chỗ cho gần 1.000 lao động địa phương.

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Ngày 7-11-2020, Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc được thành lập và đang từng bước cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, bao bì đóng gói để khẳng định thương hiệu chiếu cói Quảng Phúc ở thị trường trong nước.

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Cùng với phát triển cây cói, xã Quảng Phúc thâm canh khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên kết hợp trên đất trồng cói, trong đó khai thác con cáy, con rươi trên đất trồng cói.

Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc

Ông Bùi Ngọc Tam, Chủ tịch UBND xã Quảng Phúc cho biết: UBND xã Quảng Phúc đang xây dựng đề án phát triển cây cói và thâm canh khai thác nguồn thủy sản trên đất trồng cói đến năm 2025. Đề án góp phần định hướng, tập trung đầu tư về phát triển cây trồng có lợi thế, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, xóa nghèo; từng bước sản xuất ra các sản phẩm đặc sản trở thành hàng hóa có chất lượng tốt, có thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh, tham gia tốt vào thị trường. Quảng Phúc đang xây dựng chiếu cói trở thành sản phẩm OCOP trong năm 2021.

Tin liên quan:
  • Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc
    Huyện Quảng Xương xây dựng chiếu cói trở thành sản phẩm OCOP

    Huyện Quảng Xương nổi tiếng với nghề sản xuất chiếu cói truyền thống. Trải qua bao thăng trầm nghề dệt chiếu vẫn được lưu giữ và ngày càng phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc
    Phát triển làng nghề truyền thống ven biển gắn với phát triển du lịch

    Ở những địa phương ven biển có nhiều làng nghề đặc trưng đã tồn tại từ lâu, có thể kể đến như làng nghề làm nước mắm, đóng tàu thuyền, làm đồ mỹ nghệ, chế biến hải sản... Các nghề này nếu phát triển đúng hướng, gắn với hoạt động du lịch sẽ góp phần bảo tồn được làng nghề truyền thống và cải thiện thu nhập cho người dân.

  • Phát triền nghề trồng cói, làm chiếu cói ở Quảng Phúc
    Nụ cười trên đồng cói

    Những ngày này đang vào vụ thu hoạch cói chiêm của nông dân vùng cói huyện Nga Sơn. Giữa giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm, nông dân đã thu hoạch cói vào ban đêm. Vất vả, nhưng vì cói năm nay được mùa, được giá, nên trên cánh đồng cói vẫn không ngớt tiếng cười.

Ngọc Huấn - Hoàng Đông


Ngọc Huấn - Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]