(vhds.baothanhhoa.vn) - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã thực hiện từ năm 2018, bước đầu tạo được chuyển biến trong nhận thức của người dân về tiếp cận mua sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng. Thanh Hóa sau 5 năm thực hiện đến nay đã có 317 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao…

Phát triển sản phẩm OCOP bền vững: Cần sự nỗ lực của các chủ thể

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã thực hiện từ năm 2018, bước đầu tạo được chuyển biến trong nhận thức của người dân về tiếp cận mua sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng. Thanh Hóa sau 5 năm thực hiện đến nay đã có 317 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao…

Phát triển sản phẩm OCOP bền vững: Cần sự nỗ lực của các chủ thểSản phẩm OCOP từ cói được khách hàng ưa thích.

Đạt được kết quả trên là sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân, nhất là chủ doanh nghiệp tham gia sản phẩm OCOP. Nếu năm 2018 khi bắt đầu thực hiện chương trình, hầu hết người dân chưa hiểu rõ sản phẩm OCOP là gì. Nhưng đến nay người dân đã tích cực tham gia mua sản phẩm tiêu dùng và liên kết với chủ cơ sở, doanh nghiệp xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP. Nhờ đó chương trình OCOP Thanh Hóa đã có sức lan tỏa ở các huyện, thị, thành phố… Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, lũy kế đến hết tháng 3-2023 đã có 317 sản phẩm OCOP, trong đó giai đoạn 2021-2022 đạt 223 sản phẩm (có 173 sản phẩm OCOP thực phẩm, 10 sản phẩm đồ uống, 32 sản phẩm thủ công mỹ nghệ và 9 sản phẩm thảo dược) với 173 chủ thể tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh. Sau khi sản phẩm được công nhận đều được gắn mác OCOP và chủ thể tham gia quảng bá, giới thiệu thương hiệu qua các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối khách hàng. Không chỉ có sự nỗ lực của Nhà nước trong thực hiện các chính sách khen thưởng, kích cầu cho các sản phẩm đạt sao, Thanh Hóa còn hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử postmart.vn và voso.vn và các kênh quảng bá, giới thiệu nông sản Thanh Hóa “Đồng hành cùng người Việt nâng tầm nông sản Việt” tại địa chỉ: http://chuyendoiso.thanhhoa.gov.vn/nongsan/Default.aspx. Do đó các sản phẩm OCOP đều tăng cả quy mô, số lượng, doanh thu bán hàng cao hơn từ 15 - 20%... Qua đó đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân…

Bên cạnh những cố gắng trên, nhiều chủ doanh nghiệp còn có những cách làm sáng tạo trong liên kết và tiêu thụ sản phẩm. Công ty CP Thương mại Lựu Sướng (Hà Trung) đã liên kết với nhiều hộ dân đầu tư sản xuất nếp hạt cau Tiên Sơn (đạt 4 sao) – sản vật nổi tiếng thơm ngon của xứ Thanh và đầu tư nhà máy tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị. Công ty CP Sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh, Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang, Công ty TNHH Ngân Khương… huyện Nga Sơn đã sản xuất các mặt hàng truyền thống đa dạng từ cói: Đôn cói Việt Trang, đĩa đựng rau, đĩa cói trang trí, bình hoa bằng cói… chủ động kết nối với các bạn hàng trong và ngoài nước đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Nhờ đó, quy mô sản xuất ngày càng tăng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Phát huy thế mạnh vùng miền, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bamboo Vina (Hà Trung) đã nâng tầm thương hiệu từ cây tre, luồng nổi tiếng của vùng đất Lang Chánh sản xuất ra nhiều sản phẩm gia dụng, nội thất, nhất là ghế tre thư giãn cao cấp được bạn hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Không những thế, nhiều doanh nghiệp còn chủ động sản xuất ra những sản phẩm OCOP đạt 4 sao từ nguyên liệu địa phương như Công ty TNHH Công nghệ sinh học FUWA BIOTECH (TP Thanh Hóa) sản xuất nuớc giặt tự nhiên từ vỏ dứa (lợi thế của địa phương) tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị với ưu thế vượt trội và chủ động bán hàng qua các tổ chức hội phụ nữ các xã, phường trên địa bàn nên sản phẩm tiêu thụ nhanh…

Bài và ảnh: Vũ Đức



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]