(vhds.baothanhhoa.vn) - Độc đáo, sáng tạo, cần mẫn, những người làm nem đã khéo léo làm nên hương vị rất riêng của quê Thanh, tạo nên sức hấp dẫn đến kỳ lạ thỏa mãn được khẩu vị của nhiều người mà không phải vùng nào cũng có được. Để rồi khi đặt chân lên mảnh đất xứ Thanh, du khách không quên nhắc đến đặc sản nem chua, nem nướng làm quà cho bạn bè cùng người thân.

Quả ngọt từ nghề làm nem...

Độc đáo, sáng tạo, cần mẫn, những người làm nem đã khéo léo làm nên hương vị rất riêng của quê Thanh, tạo nên sức hấp dẫn đến kỳ lạ thỏa mãn được khẩu vị của nhiều người mà không phải vùng nào cũng có được. Để rồi khi đặt chân lên mảnh đất xứ Thanh, du khách không quên nhắc đến đặc sản nem chua, nem nướng làm quà cho bạn bè cùng người thân.

Quả ngọt từ nghề làm nem...Nem nướng của cơ sở Vinh Lài (thị trấn Thọ Xuân) được công nhận OCOP 3 sao.

Làng Cốc Hạ, (nay là phố Cốc Hạ 1 và phố Cốc Hạ 2), phường Đông Hương, TP Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nem chua truyền thống. Hiện ở đây có khoảng 30 hộ làm nem, tạo việc làm cho 150 lao động với mức thu nhập bình quân 200.000 - 300.000 đồng/ngày/người.

Có hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề nem chua, anh Trần Hoài Nam, phố Cốc Hạ 1, chia sẻ: “Nguyên liệu chính để làm nem là thịt lợn nạc, thịt phải dẻo, tươi, ngon. Sau khi làm sạch, thịt được xay hoặc giã nhuyễn, còn bì lợn làm sạch hết mỡ, luộc chín, thái mỏng thành sợi, thính gạo hoặc thính ngô rang thơm trộn đều cùng nhiều gia vị khác. Ngoài ra, lá chuối tươi dùng để gói nem là một trong những vật liệu không kém phần quan trọng. Lá chuối phải là lá chuối ngự, được rửa sạch, để khô rồi xé nhỏ vừa cỡ quấn từng chiếc nem. Sau khi pha chế xong nguyên liệu chính, bắt đầu công đoạn gói, từ nguyên liệu làm sẵn được vo thành từng chiếc, người gói cho thêm một vài lát ớt, tỏi và kèm theo một ít lá đinh lăng để tạo cho nem có một mùi thơm đặc trưng”.

Theo anh Nam, quy trình làm nem chua quan trọng nhất là công đoạn chế biến nguyên liệu, nem ngon hay không tùy thuộc vào cách pha chế, cũng như nhiệt độ ủ. “Sau khi làm xong, nếu vào mùa hè, thời tiết nắng nóng trên 35 độ C, nem được ủ khoảng 22 giờ, còn mùa đông thì phải ủ 2 ngày mới chín”, anh Nam cho biết.

Nem chua không chỉ có ở phường Đông Hương, nhiều địa phương khác trên địa bàn TP Thanh Hóa cũng có nghề làm nem chua phát triển với các cơ sở đã trở thành “thương hiệu”, như: Nem chua Thắng Tuyến, Nem chua Thanh Sơn, Nem chua Cây Đa, Nem chua Anh Dân,...

Không chỉ nổi tiếng bởi nem chua, Thanh Hóa còn có sức hút đối với du khách gần xa với các món nem thính, nem nướng của vùng đất Thọ Xuân. Anh Đỗ Văn Vinh, chủ cơ sở làm nem nướng Vinh Lài, địa chỉ khu 1, thị trấn Thọ Xuân - người có thâm niên 40 năm trong nghề, cho biết: “Cơ sở của gia đình tôi mỗi năm sản xuất trên 25 vạn nem, ngoài tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với thu nhập ổn định 6 triệu đồng/người/tháng, vào tháng cao điểm như dịp lễ, tết, cơ sở còn thu hút 15 - 20 lao động thời vụ với ngày công trả theo sản phẩm. Cái cốt yếu để giữ nghề, giữ nét truyền thống là cái tâm của người làm nghề. Nếu coi trọng lợi nhuận, chạy theo cái được trước mắt thì làng nghề chẳng mấy chốc mà mai một”.

Quả ngọt từ nghề làm nem...

Chính vì luôn coi trọng cái tâm với nghề, đến nay sản phẩm nem nướng của cơ sở Vinh Lài đã có chỗ đứng trên thị trường nhiều tỉnh, thành trong nước. Tháng 7-2021, nem nướng Vinh Lài đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao.

Nói về nghề nem truyền thống, Chủ tịch UBND thị trấn Thọ Xuân, ông Ngô Xuân Hùng cho biết: “Hiện thị trấn có hơn 10 cơ sở nem nướng, nem thính, tạo việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Trong số hơn 10 hộ làm nem nướng, có cơ sở Vinh Lài và Thành Nghĩa được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đây không chỉ là vinh dự của cơ sở mà còn là niềm tự hào của địa phương vì để thực phẩm tươi sống được công nhận sản phẩm OCOP là không dễ”. Cũng theo ông Hùng, không chỉ có 2 cơ sở có sản phẩm OCOP tuân thủ nghiêm túc quy định vệ sinh an toàn thực phẩm mà các cơ sở chưa được công nhận đều chấp hành rất tốt các quy định. Vì vậy, sản phẩm nem nướng, nem thính của thị trấn Thọ Xuân luôn được thị trường trong tỉnh, trong nước đón nhận. Khi sản phẩm tiêu thụ được, đồng nghĩa người lao động có việc làm và có nguồn thu nhập ổn định từ nghề.

Đánh giá hiệu quả từ nghề làm nem trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân làm nghề, ông Lê Trọng Anh, Trưởng Phòng Kinh tế TP Thanh Hóa và ông Phạm Văn Thành, chuyên viên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân đều cho rằng: Nghề làm nem đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Đây được xem là kênh giải quyết việc làm và cho thu nhập hiệu quả nhất trong các nghề truyền thống ở địa phương. Tuy nhiên, hiện tại nghề làm nem đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, song so với nhiều ngành nghề thì làm nem vẫn “dễ thở” hơn.

Bài và ảnh: Minh Xuyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]