(vhds.baothanhhoa.vn) - Hiện nay, nhu cầu thuê người giúp việc trong các gia đình trẻ chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt; với mong muốn thuê người giúp việc để san bớt việc nhà, giúp gia chủ có thời gian trong công việc chuyên môn nhiều gia đình đã chấp nhận bỏ ra số tiền 4.000.000 đồng đến 6.500.000 đồng/tháng để thuê “ô sin”; thế nhưng, có gia đình thì phát hoảng với osin ở bẩn, vài nhà khác thì bấm bụng chịu đựng người khó tính, hay thậm chí xu hướng nghỉ việc sau Tết của người giúp việc còn khiến nhiều gia đình không kịp trở tay. 

Sau Tết, giúp việc “quay xe” khiến nhiều gia đình khốn đốn

Hiện nay, nhu cầu thuê người giúp việc trong các gia đình trẻ chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt; với mong muốn thuê người giúp việc để san bớt việc nhà, giúp gia chủ có thời gian trong công việc chuyên môn nhiều gia đình đã chấp nhận bỏ ra số tiền 4.000.000 đồng đến 6.500.000 đồng/tháng để thuê “ô sin”; thế nhưng, có gia đình thì phát hoảng với osin ở bẩn, vài nhà khác thì bấm bụng chịu đựng người khó tính, hay thậm chí xu hướng nghỉ việc sau Tết của người giúp việc còn khiến nhiều gia đình không kịp trở tay.

Sau Tết, giúp việc “quay xe” khiến nhiều gia đình khốn đốn

Thị trường giúp việc thời điểm này đang “nóng” hơn bao giờ hết. (Ảnh minh họa)

Không ít gia đình đã rơi vào cảnh "dở khóc, dở cười" khi người giúp việc “quay xe”, chị Y (ở phường Tân Sơn , TP Thanh Hóa) cho hay: “Thời điểm ra Tết cũng là lúc gia đình tôi nhận được tin bác giúp việc xin nghỉ làm; trước đấy bác có hẹn mùng 6 sẽ lên làm lại nhưng mãi đến khi tôi gọi điện bác mới thông báo, mặc dù gia đình đã thuyết phục bác bằng việc tăng lương, thưởng nhưng bác vẫn không đồng ý. Nên tôi đành gửi con về nhà bà ngoại rồi lại "hành trình" tìm người mới” .

Mấy tháng nay, cuộc sống của gia đình chị T (ở phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa) như ngồi trên đống lửa bởi người giúp việc không hẹn ngày gặp lại mà đi tìm người giúp việc ở các trung tâm dịch vụ, hội nhóm không được: “Mấy ngày cận Tết bác giúp việc đã có thái độ không tốt luôn so sánh tiền lương, công việc với những gia đình lân cận nhưng nhà tôi vẫn thanh toán đầy đủ tháng lương, thưởng tết; anh nhà tôi còn sắm sửa quà Tết cho bác mang về quê và chở về tận nơi. Nhưng sau Tết thì bác bảo “ăn tết chưa xong” và không hẹn ngày quay lại. Hai vợ chồng tôi đều làm ở công ty tư nhân, kỷ luật rất nghiêm, gia đình lại có mẹ già đau ốm nên nếu không tìm được osin tạm thời trong mấy ngày này thì chưa biết phải xoay xở thế nào.”

Sau Tết, giúp việc “quay xe” khiến nhiều gia đình khốn đốnNhiều hội nhóm nhưng khó mà tìm được người ưng ý.

Trên thực tế, thời điểm trước và sau Tết người giúp việc nhà thường được săn đón với mức lương khá cao nên thường có tâm lý muốn nhảy việc; không những vậy tiền lương thuê giúp việc theo giờ cũng tăng “chóng mặt”. Anh B (ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Tôi nghĩ việc thay đổi nơi làm việc không có gì xấu nhưng tôi bức xúc vì thái độ nghỉ mà không nói một câu, khiến cho gia đình tôi không có thời gian chuẩn bị như vậy thì tìm đâu ra người thay thế. Đến thời điểm hiện tại, dù đã qua bạn bè giới thiệu, qua trung tâm hay các hội nhóm, gia đình tôi vẫn chưa thể tìm được người ưng ý, mà thuê giúp việc theo giờ lại rất đắt. Hai vợ chồng đành thay phiên nhau làm việc nhà và trông con.”

Sau Tết, giúp việc “quay xe” khiến nhiều gia đình khốn đốnCác gia đình vẫn “đỏ mắt” tìm người giúp việc.

Nghề giúp việc tuy không có quy chuẩn nào yêu cầu về chuyên môn, tay nghề nhưng thái độ dịch vụ lại chính là yếu tố quyết định; chưa kể nhiều người giúp việc có thói xấu như: ăn trộm đồ đạc, tiền, đánh trẻ em hoặc người già, lên tiếng quát mắng… khiến rất nhiều gia đình bức xúc. Tuy nhiên, vẫn có những người giúp việc hiểu chuyện, trân trọng công việc mình đang làm, nhưng những trường hợp đó còn ít.

“Giờ kiếm người giúp việc đã khó, tìm người biết việc, chăm chỉ, thật thà còn khó hơn. Đa phần, khi có tôi ở nhà thì họ làm kỹ hơn, sạch sẽ hơn, bằng không thì cũng chán lắm. Nhưng mình công việc lu bu, hơi sức đâu mà cứ thuê người đến dọn dẹp rồi mà lại phải ở nhà coi chừng. Có hôm đi làm về nhà cửa vẫn lộn xộn dù đã thuê người.” chị M (ở phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) than thở.

Cũng theo anh P (ở phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa) cho biết: “Giá thuê người giúp việc bây giờ rất cao, giao động từ 5 – 6,5 triệu đồng/tháng đối với gia đình có con nhỏ hoặc người già và 4 – 5 triệu đồng/tháng đối với gia đình chỉ cần giúp việc nhà, có nhiều nhà còn trả cao hơn. Lương giúp việc cao là vậy nhưng nó không đi kèm với chất lượng, có nhiều người rất chảnh chọe, phong cách làm việc kém, không trung thực... nhưng rồi nhiều nhà cũng phải tặc lưỡi cho qua vì không thuê thì cũng không thể nghỉ việc ở nhà trông nhỏ được”.

Khác với mọi nhà gia đình, anh D (phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa) may mắn tìm được người giúp việc tận tâm: “Tôi cảm thấy rất vừa ý khi tìm được người giúp việc nhà tốt, gọn gàng, sạch sẽ, trung thực; gia đình tôi coi bác giúp việc như thành viên trong gia đình. Sau kỳ nghỉ bác cũng lên đúng hẹn và làm việc rất vui vẻ.”

Thị trường có “cầu” ắt sẽ có “cung” nhưng liệu lao động giúp việc có theo kịp yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ hay chưa? Đây đang là một câu hỏi còn bỏ ngỏ bởi, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn hiếm các trung tâm đào tạo người giúp việc một cách bài bản, thị trường giúp việc còn khá mới và chưa chuyên nghiệp. Tâm lý “làm thầy” chứ không làm “con ở” hay “thích thì làm, thích thì nghỉ” vẫn còn trong tư tưởng của nhiều người. Chính vì vậy, các ngành chức năng cần có sự phối hợp xây dựng các buổi huấn luyện kĩ năng, trang bị kiến thức, tác phong làm việc, từng bước chuyên nghiệp hóa nghề giúp việc gia đình, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đang vừa thiếu, vừa yếu hiện nay.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]