(vhds.baothanhhoa.vn) - Năm 2009, thực hiện chính sách di dân nhằm xây dựng hai dự án Lọc hóa dầu và Nhiệt điện thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), toàn bộ người dân xã Hải Yến đã phải rời quê hương đến sinh sống tại khu tái định cư xã Hải Yến tại phường Nguyên Bình.

“Sức sống mới” ở khu tái định cư xã Hải Yên tại phường Nguyên Bình

Năm 2009, thực hiện chính sách di dân nhằm xây dựng hai dự án Lọc hóa dầu và Nhiệt điện thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), toàn bộ người dân xã Hải Yến đã phải rời quê hương đến sinh sống tại khu tái định cư xã Hải Yến tại phường Nguyên Bình.

“Sức sống mới” ở khu tái định cư xã Hải Yên tại phường Nguyên BìnhKhu tái định cư xã Hải Yến ở phường Nguyên Bình.

Bồi hồi nhớ lại lần đầu mới đặt chân đến nơi ở mới, anh Lê Ánh Hồng, trưởng thôn Trung Yến, không khỏi xúc động: Khi mới chuyển đến đây, người dân mới chỉ được cấp đất ở, một số ít xây dựng được nhà, còn lại phải dựng tạm lều để ở, điện không có, nước cũng không.

Anh Hồng cho biết, thôn Trung Yến có 246 hộ/753 khẩu, đây là một trong những thôn của xã Hải Yến có mặt ở khu tái định cư đầu tiên, sau những khó khăn ban đầu, được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc đầu tư hạ tầng cơ sở, đến nay khu đất hoang vu, đường sá lầy lội trước đó đã có những ngôi nhà cao tầng, khu vực buôn bán, giải trí sầm uất, tấp nập người qua lại, hệ thống điện, đường, trường trạm xây dựng khang trang.

Anh Trần Văn Triệu, thôn Nam Yến cho biết, gia đình chuyển đến khu tái định cư vào giai đoạn 2 của Dự án Lọc hóa dầu năm 2014, lúc đó nơi đây giao thông, nhà cửa đã được xây dựng khang trang, cuộc sống người dân cơ bản ổn định, hòa nhập vào môi trường sống mới, cùng nhau bắt tay xây dựng, phát triển kinh tế. Do không có đất sản xuất, sau khi xây dựng nhà, gia đình mở một cửa hàng sửa xe máy, xe đạp nhỏ để có thêm thu nhập, nuôi con ăn học.

“Sức sống mới” ở khu tái định cư xã Hải Yên tại phường Nguyên BìnhChợ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu tái định cư xã Hải Yến.

Từ bỡ ngỡ, lo lắng khi mới chuyển đến đây, rất nhanh chóng, gia đình anh Trần Văn Dũng, thôn Trung Hậu cũng đã quen với cuộc sống mới. Đối với anh Dũng, điều vui mừng hơn nữa là khu tái định cư nằm gần Quốc lộ 1A, sát trung tâm thị xã, điều kiện sinh hoạt thuận tiện hơn nhiều, trẻ em được đi học gần hơn...

Xã Hải Yến hiện có 6 thôn, với 1.828 hộ/5.238 khẩu, riêng thôn Bắc Yến người dân vẫn ở lại chỗ cũ sinh sống, còn lại 5 thôn đã chuyển hết lên khu tái định cư. Trong những năm qua, do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Nghi Sơn, người dân có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đối với nhóm lao động trong độ tuổi chủ yếu làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, cảng nước sâu trong thị xã, nhiều hộ gia đình kinh doanh, buôn bán. Một số hộ mượn đất sản xuất của phường Nguyên Bình để chăn nuôi, trồng trọt.

“Sức sống mới” ở khu tái định cư xã Hải Yên tại phường Nguyên BìnhNgười dân khu tái định cư tận dụng diện tích đất trong khuôn viên để chăn nuôi, cải thiện cuộc sống.

Không giấu nổi niềm vui, ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Hải Yến bộc bạch, được sự quan tâm của Nhà nước các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, kinh tế ở khu tái định cư xã Hải Yến tại phường Nguyên Bình đã không ngừng khởi sắc. Thu nhập trung bình ở mức từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng/người/tháng, giải quyết việc làm cho hơn 1.300 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Một số tệ nạn xã hội (trộm cắp, nghiện hút) nay đã giảm nhiều...

Bài và ảnh: Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]